Ngân hàng

Thống đốc phản hồi tới Quốc hội, Phó thống đốc nói thẳng với doanh nghiệp

(VNF) - Trước việc tín dụng tăng thấp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ nguyên nhân, Thống đốc đã lên tiếng phản hồi. Còn Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết sẽ chỉ đạo các ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong cho vay tín chấp. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Thống đốc phản hồi tới Quốc hội, Phó thống đốc nói thẳng với doanh nghiệp

Thống đốc lên tiếng phản hồi việc tín dụng tăng thấp

Báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quá chú trọng tới kiểm soát lạm phát là nguyên nhân khiến lãi suất cao, đặc biệt cuối năm 2022, đầu năm 2023. Việc chậm điều chỉnh tăng trưởng tín dụng vào cuối năm 2022 và đầu năm nay là một trong những bất cập trong điều hành chính sách tiền tệ.

Nêu ý kiến tại phiên họp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng nhận xét trên chỉ nhìn ở góc độ riêng lẻ, trong khi điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan này bám sát yêu cầu của Quốc hội và dựa trên tổng thể cục diện nền kinh tế. Đó là phải giảm lãi suất, đảm bảo ổn định tiền tệ, ngoại hối và hoạt động hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN cũng cho rằng, nhận xét "lạm phát thấp và lãi suất cao là nghịch lý, thể hiện bất cập trong điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ" nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế mới đánh giá ở khía cạnh lãi suất và lạm phát, chứ chưa bao quát tình hình.

>> Xem thêm: Tín dụng tăng thấp: UBTV Quốc hội chỉ nguyên nhân, Thống đốc lên tiếng phản hồi

Tín dụng bế tắc, nới cửa cho vay tín chấp?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết sẽ chỉ đạo các NHTM cần mạnh dạn hơn trong cho vay tín chấp, giảm bớt thủ tục về tài sản đảm bảo bằng bất động sản.

Phát biểu tại hội nghị đối thoại với DN mới đây, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh thêm: “Tất nhiên cho vay phải đảm bảo an toàn chứ không thể cho vay “bạt mạng” để rồi sau này không thu hồi được gốc lẫn lãi”, Phó Thống đốc lưu ý.

Rất nhiều doanh nghiệp đang đề nghị ngân hàng đẩy mạnh cho vay tín chấp để dễ bề tiếp cận vốn. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thừa nhận, thà để tiền ế trong kho còn hơn “thả gà ra đuổi”.

>> Xem thêmTín dụng bế tắc, nới cửa cho vay tín chấp?

Phó Thống đốc: Không thể có sự bất biến trong tỷ giá

"Một số ý kiến cho rằng tỷ giá nhảy múa, nhưng thị trường phải chấp nhận cho lên xuống, nếu để cứng đơ thì không còn là kinh tế thị trường. Không thể có sự bất biến trong tỷ giá”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Thông điệp trên được Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ tại Hội nghị “Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên” tổ chức ngày 20/10 tại Đắk Lắk.

Phó Thống đốc khẳng định vai trò của NHNN là không để xảy ra lạm phát và giữ ổn định tỷ giá. Theo Phó Thống đốc, một số quốc gia lạm phát rất cao, nếu chúng ta rơi vào tình trạng đó thì đời sống của người dân sẽ vất vả vô cùng.

>> Xem thêmPhó Thống đốc nói thẳng: Không thể có sự bất biến trong tỷ giá

Phó Thống đốc cảnh báo: Cẩn trọng các dòng vốn 'nóng, mang tính đầu cơ

Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc NHNN cho rằng, FDI rất quan trọng với Việt Nam, song cần xem xét cẩn trọng các dòng vốn "nóng", mang tính đầu cơ, hay dòng vốn đơn thuần mang tính đầu cơ tài chính.

Đây là cảnh báo được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày 16/10.

Cụ thể, ông Phạm Thanh Hà, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: “NHNN thấy rằng chiến lược đồng hành và phát triển đầu tư nước ngoài bền vững, dài hạn rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cần xem xét cẩn trọng các dòng vốn "nóng", mang tính "đầu cơ", hay dòng vốn đơn thuần mang tính đầu cơ tài chính”.

>> Xem thêmPhó Thống đốc cảnh báo: Cẩn trọng các dòng vốn 'nóng, mang tính đầu cơ

Lợi nhuận ngân hàng đi xuống



Đến giữa tháng 10, một số ngân hàng đã bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với kết quả trái ngược nhau.

SSI Research vừa đưa ra đánh giá sơ bộ, ước tính kết quả kinh doanh quý III/2023 của một số ngân hàng niêm yết, với sự phân hóa sâu sắc. Có ngân hàng lợi nhuận tăng đến 63%, song cũng có ngân hàng lợi nhuận giảm tới 32%.

Theo nhận định của giới phân tích, lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo sẽ tăng ở mức thấp hơn trong năm 2023 và sẽ chỉ tăng nhẹ trong 1-2 năm tới. Tín dụng tăng trưởng thấp và trích lập dự phòng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn có thể tác động đến lợi nhuận ngành ngân hàng.

>> Xem thêm: Lợi nhuận ngân hàng đi xuống: Những yếu tố bất lợi bào mòn khoản lãi nghìn tỷ

Xử lý ngân hàng yếu kém: Đã khó nay còn khó hơn!

Phát biểu ý kiến về việc xử lý các ngân hàng yếu kém tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là vấn đề hết sức khó khăn, cần có thời gian. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt. NHNN và các bộ, ngành cũng đã trình, xin chủ trương của cấp có thẩm quyền để tích cực xử lý.

Tuy nhiên, Thống đốc bày tỏ, việc xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh nửa nhiệm kỳ với kinh tế thế giới và trong nước vô cùng khó khăn thì còn khó khăn hơn nữa. "Do vậy, việc xử lý các ngân hàng yếu kém vẫn đang ở trong cái giai đoạn hoàn tất", bà Hồng cho hay.

>> Xem thêm: Xử lý ngân hàng yếu kém: Đã khó nay còn khó hơn!

Cuối năm 2023: Lãi suất thấp kỷ lục, tỷ giá USD/VND chịu thêm nhiều áp lực

Trong những ngày vừa qua, 4 ngân hàng trong nhóm Big4 đồng loạt hal lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục, thậm chí thấp hơn cả giai đoạn Covid-19. Lãi suất giảm trong khi đồng USD bật tăng khiến áp lực tỷ giá đè nặng lên các doanh nghiệp và NHNN.

Chênh lệch lãi suất do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ đã đẩy tỷ giá USD/VND lên mức cao và khó có thể hạ nhiệt trong cuối năm nay và năm tới.
 
Theo ông Trần Ngọc Báu, Tổng Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ Tài chính WiGroup, tỷ giá USD/VND căng thẳng do 2 nguyên nhân chính, chênh lệch về lãi suất và tâm lý đè nặng do tỷ giá cũng căng thẳng vào cuối năm ngoái.

>> Xem thêmCuối năm 2023: Lãi suất thấp kỷ lục, tỷ giá USD/VND chịu thêm nhiều áp lực

SeABank chuyển nhượng 100% vốn tại công ty tài chính PTF cho tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của SeABank tại Công ty Tài Chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF) tương đương 100% vốn điều lệ PTF cho AEON Financial Service Co., Ltd. - thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group - tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản, với giá chuyển nhượng là 4,3 nghìn tỷ đồng.

Thỏa thuận chuyển nhượng PTF sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông cũng như nâng cao năng lực tài chính của SeABank.

>> Xem thêm: SeABank ký hợp đồng chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service

Giá USD ngân hàng đồng loạt vượt 24.700 đồng, cao nhất từ đầu năm

Ngày 19/10, giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh. Nhiều ngân hàng tăng tới gần 100 đồng. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đều đồng loạt vượt mốc 24.700 đồng/USD. Đây là mức cao nhất từ đầu năm tới nay.

Giá mua USD tại các ngân hàng thương mại hiện thấp hơn giá mua tại thị trường tự do khoảng trên 100 đồng/USD. Còn giá bán USD tại các ngân hàng thương mại cao hơn giá bán ở thị trường tự do hơn 100 đồng.

>> Xem thêmGiá USD ngân hàng đồng loạt vượt 24.700 đồng, cao nhất từ đầu năm

Tin mới lên