Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng mức đầu tư tối thiểu là 200 tỷ đồng, tập trung vào 5 nhóm lĩnh vực quan trọng, áp dụng cơ chế chia sẻ với biên độ tăng, giảm doanh thu ở mức 25%... là những quy định đã được chốt tại Luật PPP.
Với 448/456 phiếu thuận (chiếm 92,75%) chiều 18/6 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gồm 101 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Báo cáo tiếp thu, giải trình trước khi đại biểu bấm nút, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã được nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý theo hướng thu hẹp lĩnh vực, tập trung vào 5 nhóm lĩnh vực quan trọng, thiết yếu và đã có thực tiễn triển khai trong 20 năm qua.
Về quy mô, dự thảo luật quy định những dự án PPP đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo thì có tổng mức đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng còn tại các địa bàn, lĩnh vực khác có tổng mức đầu tư tối thiểu là 200 tỷ đồng.
Liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã bỏ khoản 3 Điều 18 quy định khi tổng mức đầu tư tăng từ 30% trở lên thì người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện điều chỉnh.
Với quy định lựa chọn nhà đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khằng định: đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà đầu tư áp dụng cho tất cả các dự án PPP. 3 hình thức khác trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt chỉ được thực hiện trong một số trường hợp và có điều kiện cụ thể như có không quá 3 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ mới, dự án cần bảo đảm về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng
Sau nhiều lần nâng lên đặt xuống dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này quy định biên độ tăng, giảm doanh thu ở mức 25% (tương ứng với mức tăng doanh thu từ 125% trở lên và mức giảm doanh thu từ 75% trở xuống).
Chủ nhiệm Thanh nói, từ kinh nghiệm một số nước và thực tiễn triển khai một số dự án BOT giao thông, dự thảo luật quy định: khi doanh thu thực tế chỉ đạt 75% doanh thu trong phương án tài chính trở xuống, với các dự án đủ điều kiện, Nhà nước bắt đầu xem xét, tính toán việc chia sẻ phần giảm doanh thu; khi doanh thu thực tế đạt từ 125% doanh thu trong phương án tài chính trở lên, Nhà nước bắt đầu xem xét, yêu cầu nhà đầu tư chia sẻ phần tăng doanh thu.
Chủ nhiệm Thanh cũng nhấn mạnh, không phải trong mọi trường hợp đều được áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, trong đó có điều kiện xác định việc giảm doanh thu phải do lỗi từ phía Nhà nước, cụ thể do quy hoạch, chính sách, pháp luật thay đổi. Khi doanh thu giảm mà không phải do các nguyên nhân này thì không được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm soát doanh thu hàng năm và việc chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được áp dụng sau khi được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng, giảm doanh thu.
Luật cũng áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu với tất cả các dự án PPP khi đáp ứng các điều kiện quy định, không phân biệt dự án do cơ quan có thẩm quyền lập hay dự án do nhà đầu tư đề xuất; không phân biệt dự án có sử dụng hay không sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Biểu quyết riêng về điều này có 436/455 đại biểu đồng ý, 6 vị không tán thành và 13 vị không biểu quyết.
Hồi âm một số ý kiến đề nghị không quy định dự án áp dụng loại hợp đồng BT trong dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc cho biết đã tiếp thu, chỉnh lý, không quy định loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) tại dự thảo luật. Điều khoản chuyển tiếp đã quy định, dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực hiện kể từ ngày 15/ 8 /2020.
Luật cũng đã được tiếp thu theo hướng Kiểm toán Nhà nước kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước; kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu; kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi được chuyển giao cho Nhà nước. Dự thảo luật không quy định cụ thể về nội dung kiểm toán là kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động hay kiểm toán tài chính. Thời điểm kiểm toán, nghiệp vụ kiểm toán và kế hoạch kiểm toán thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Điều 4. Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Giao thông vận tải;
b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
d) Y tế; giáo dục - đào tạo;
đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
Điều 82. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu
1. Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này và được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng doanh thu.
2. Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế. Việc chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO;
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu;
c) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%;
d) Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.