Thủ tướng Nhật Bản khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm

Mộc An - 01/05/2022 18:10 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định tiếp tục hợp tác, hỗ trợ toàn diện Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm như hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng…

VNF
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Kisida Fumio thăm chính thức Việt Nam từ 30/4 - 1/5. Sau lễ đón chính thức sáng 1/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio.

Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng hoan nghênh những tiến triển vượt bậc trong việc triển khai thực hiện các kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tháng 11/2021.

Trong đó hoàn tất Bản cập nhật tiến độ hợp tác giữa hai nước về 8 lĩnh vực gồm: Hợp tác y tế (bao gồm phòng chống Covid-19), Đầu tư và thương mại, ODA và cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác tư pháp, quốc phòng an ninh, hợp tác văn hóa, giáo dục.

Bản cập nhật đánh giá hầu hết các thỏa thuận, dự án đạt tiến triển tích cực (dự án vệ tinh quan sát trái đất, đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1, tăng cường kết nối Việt Nam – Lào, Sáng kiến chuyển đổi số, Sáng kiến Đối tác hợp tác đổi mới công nghệ, Sáng kiến tăng cường chuỗi cung ứng, hỗ trợ phòng chống Covid-19, hợp tác quốc phòng, an ninh, xử lý vấn đề vi phạm bản quyền, nối lại đường bay thương mại, phi dự án tiếp nhận trang thiết bị cho trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh sát biển Việt Nam…).

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác phục hồi kinh tế hậu Covid-19, sớm thống nhất và triển khai hiệu quả Chương trình vốn vay ODA thế hệ mới với điều kiện ưu đãi, linh hoạt, đủ lớn, thủ tục đơn giản và dài hạn, cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế; các sáng kiến Đối tác đổi mới công nghệ, Tăng cường chuỗi cung ứng, Chuyển đổi số.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, nông nghiệp, năng lượng, môi trường; đẩy nhanh các thủ tục để Nhật Bản công bố mở cửa thị trường cho quả nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản vào tháng 9/2022, tiếp tục tạo điều kiện để các loại hoa quả khác là bưởi, bơ, chôm chôm xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hai bên tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực; hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng; tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công độc lập, tự chủ về kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời nghiên cứu thành lập cơ chế chung để hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm.

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định tiếp tục hợp tác, hỗ trợ toàn diện Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm như hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng…; mở rộng tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản; hỗ trợ cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ, toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và có hiệu lực pháp lý.

Xem thêm >> Thủ tướng Kishida Fumio: ‘Khả năng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam là không có giới hạn’

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Các ngân hàng sẵn sàng bán vàng trực tiếp đến người dân, không vì mục đích lợi nhuận

Các ngân hàng sẵn sàng bán vàng trực tiếp đến người dân, không vì mục đích lợi nhuận

(VNF) - 4 ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng ngày 30/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 518 đồng đến 694 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít.

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam vừa vướng phải 'tai tiếng' về việc có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu tham dự thầu tại Gói thầu số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

(VNF) - KIDO lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 800 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện năm 2023.

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

(VNF) - Theo những người trong ngành, Huawei Technologies đã nổi lên như một nhà cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) chính ở Trung Quốc sau khi Mỹ tung các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với bộ xử lý tiên tiến của Nvidia.

Kinh doanh tụt dốc, Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng khất nợ trái phiếu thêm 1 năm

Kinh doanh tụt dốc, Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng khất nợ trái phiếu thêm 1 năm

(VNF) - Công ty cổ phần phần mềm diệt virus BKAV (Bkav Pro) được trái chủ chấp thuận kéo dài kỳ hạn lô trái phiếu duy nhất thêm 1 năm.

Google tiếp tục rót hàng tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á

Google tiếp tục rót hàng tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á

(VNF) - Google sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào Malaysia, trong đó một phần số tiền sẽ được dùng để xây dựng trung tâm dữ liệu và cơ sở nền tảng đám mây Google Cloud đầu tiên tại quốc gia này trong bối cảnh nhu cầu về AI và dịch vụ đám mây tăng lên.

NH trực tiếp bán vàng: Mua bao nhiêu cũng có, phải khai báo đầy đủ danh tính

NH trực tiếp bán vàng: Mua bao nhiêu cũng có, phải khai báo đầy đủ danh tính

(VNF) - Ngay sau thông báo 4 ngân hàng thương mại nhà nước tham gia mua, bán vàng, giá vàng SJC đã giảm không phanh. Tuy nhiên, vẫn rất khó để có thể xác định được liệu rằng giải pháp mới của NHNN có đủ sức để bình ổn thị trường vàng hay không.

DN liên quan Năm Sao Group kinh doanh thụt lùi, gánh khối nợ 3.200 tỷ

DN liên quan Năm Sao Group kinh doanh thụt lùi, gánh khối nợ 3.200 tỷ

(VNF) - Tính đến cuối năm 2023, nợ phải trả của Cajimex là hơn 3.210 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp là 2.230 tỷ đồng.

Tổng giám đốc BIDV: Tuần tới mở bán vàng cho dân theo giá nhà nước

Tổng giám đốc BIDV: Tuần tới mở bán vàng cho dân theo giá nhà nước

(VNF) - Theo Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm, ngân hàng sẽ bán vàng trực tiếp cho dân vào tuần tới và không đặt ra mục tiêu lợi nhuận.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.