Thực tế buồn: Chỉ 0,005% DN Việt thực sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Kỳ Thư - 27/06/2024 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, cho hay, trong gần 1 triệu doanh nghiệp chỉ có khoảng 0,005% thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đối diện nhiều khó khăn

Theo số liệu của Bộ Công Thương, nước ta hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, cho hay trong gần 1 triệu doanh nghiệp chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tức chỉ chiếm 0,005%.

"Và theo số liệu của Cục Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương, trong 5.000 doanh nghiệp này chỉ có 100 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp 1. Sau gần 40 năm phát triển doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam thực sự trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu là rất thấp”, TS Bình nhận định.

Lý giải về nhận định này ông Bình cho biết, nghiên cứu của Economica Vietnam đã chỉ ra một số khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt đang gặp phải khi gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là việc đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe, yêu cầu cao về phương diện kỹ thuật, quản trị và thời gian giao hàng của doanh nghiệp đầu chuỗi.

"Họ yêu cầu doanh nghiệp Việt phải thiết lập hệ thống công nghệ đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, lao động, điều kiện về vệ sinh an toàn lao động. Những yêu cầu này không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được", TS Bình nêu thực tế .

Một điểm nghẽn nữa là yêu cầu về sản xuất xanh từ thị trường quốc tế ngày càng cao, buộc các quốc gia khác khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải đẩy nhanh quá trình xanh hoá sản xuất.

Để đáp ứng những yêu cầu trên, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều, trong khi đầu tư đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và phải liên tục đáp ứng yêu cầu của đầu chuỗi.

Hơn nữa, để bỏ ra số tiền vốn lớn, doanh nghiệp phải có niềm tin rất lớn vào môi trường kinh doanh, khi họ đầu tư sẽ là an toàn, sẽ không có quá nhiều sự thay đổi về cơ chế chính sách, không có sự thay đổi về quy định pháp luật.

Doanh nghiệp Việt luôn ở thế bị động 

Ở góc nhìn doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam khẳng định quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt cho thấy tính kết nối của doanh nghiệp nội với các nhà sản xuất FDI chưa cao. Doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động, thiệt thòi trong đàm phán đơn hàng và giá cả với các nhà sản xuất FDI.

Doanh nghiệp Việt luôn ở thế bị động khi đàm phán với doanh nghiệp FDI.

Đồng quan điểm với bà Hương, ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công thương, Bộ Công Thương cũng cho rằng vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực thi, như nhận thức, tư duy, cách nghĩ, tầm nhìn của các nhà làm chính sách khiến ngành công nghiệp khó phát triển.

Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch và bình đẳng, thiếu tính ổn định, còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu chặt chẽ và chính sách thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng thực thi không hiệu quả cũng như, chưa có những cơ chế, chính sách riêng cho khuyến khích phát triển logistics xuất khẩu là những nhược điểm đối với sự phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.

Ông cho rằng các chính sách về nguồn lực cần thiết để phát triển xuất khẩu còn thiếu hụt. Sản xuất nguyên liệu, thiết kế, phân phối chưa đồng bộ. Chuỗi sản xuất, xuất khẩu còn gặp vướng mắc theo các quy định của pháp luật hiện hành. Nhận thức và năng lực thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu từ phía các doanh nghiệp cũng là hạn chế.

Vì vậy, ông Nguyễn Văn Hội nhấn mạnh, cần định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập sâu và giá trị hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó chú trọng xúc tiến thương mại và phát triển thị trường; xây dựng và phát triển các thương hiệu; tuân thủ quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại và tiêu chuẩn xã hội; xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước.

'Việt Nam sẽ vào top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu'

'Việt Nam sẽ vào top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu'

Tiêu điểm
(VNF) - Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam cho năm 2024 được dự báo tích cực, với mức tăng trưởng GDP dự kiến từ 5,5% đến 6,5%, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau cơn sốt giá, chung cư ở Hà Nội đắt gần bằng TP.HCM

Sau cơn sốt giá, chung cư ở Hà Nội đắt gần bằng TP.HCM

(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang ở giai đoạn củng cố, chờ đợi thời điểm bứt tốc, trong đó đã có những dấu hiệu sớm cho thấy điểm đảo chiều ở một số phân khúc, loại hình.

Đà Nẵng: Hàng trăm ha đất sạch ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

Đà Nẵng: Hàng trăm ha đất sạch ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

(VNF) - Huyện Hòa Vang kêu gọi đầu tư nhiều dự án lớn nhằm đưa mục tiêu xây dựng Hòa Vang trở thành đô thị sinh thái có bản sắc riêng và trở thành thị xã trong thời gian sớm nhất.

IPO tại Mỹ, 'gã khổng lồ' truyện tranh Hàn Quốc đặt mục tiêu định giá 2,67 tỷ USD

IPO tại Mỹ, 'gã khổng lồ' truyện tranh Hàn Quốc đặt mục tiêu định giá 2,67 tỷ USD

(VNF) - Webtoon Entertainment, nền tảng truyện tranh trực tuyến hàng đầu thế giới, đã định giá đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở mức cao nhất trong phạm vi dự kiến là 2,67 tỷ USD.

Ấn Độ thu hút dòng vốn hàng tỷ USD khi trái phiếu gia nhập chỉ số JPMorgan

Ấn Độ thu hút dòng vốn hàng tỷ USD khi trái phiếu gia nhập chỉ số JPMorgan

(VNF) - Ấn Độ chuẩn bị đón nhận dòng vốn nước ngoài hàng tỷ USD khi ngân hàng JPMorgan bổ sung Ấn Độ vào chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi, một động thái mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ khiến nước này dễ bị tổn thương hơn trước dòng tiền nóng không ổn định.

Làm 380km đường sắt khổ lớn nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Làm 380km đường sắt khổ lớn nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

(VNF) - Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vừa được Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ bố trí 4 tỷ đồng vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để thực hiện dự án.

Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

(VNF) - Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày.

Làm đường Vành đai 4, Hà Nội khởi tố 3 cán bộ dính sai phạm

Làm đường Vành đai 4, Hà Nội khởi tố 3 cán bộ dính sai phạm

(VNF) - Công an TP. Hà Nội đã khởi tố 3 cán bộ tại huyện Thanh Oai về vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án Vành đai 4.

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, vượt mốc 23.000 đồng/lít

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, vượt mốc 23.000 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng trong nước hôm nay (27/6) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Mỗi lít xăng RON 95 tăng 550 đồng, giá bán là 23.010 đồng/lít.

Nvidia vươn tới mức vốn hoá 'không tưởng' khoảng 6.000 tỷ USD

Nvidia vươn tới mức vốn hoá 'không tưởng' khoảng 6.000 tỷ USD

(VNF) - Theo giám đốc quỹ đầu cơ Eric Jackson của EMJ Capital, cổ phiếu Nvidia sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến cuối năm, giúp giá trị thị trường của công ty đạt tới mức "không tưởng" 6.000 tỷ USD.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.