'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Mỹ và CHDCND Triều Tiên chủ yếu sẽ bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa, tức là giải trừ kho vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên, điều kiện để Hoa Kỳ bãi bỏ các biện pháp cấm vận. Cho tới nay, Washington vẫn yêu cầu là tiến trình phi hạt nhân hóa này phải là “hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được”, đồng thời cam kết là sẽ đưa ra những bảo đảm về an ninh cho Bình Nhưỡng, một chế độ mà cho tới nay vẫn xem vũ khí hạt nhân là lá bùa hộ mệnh cho họ.
Gặp nhau rồi tính tiếp
Về phần Kim Jong-un, ông cũng tuyên bố muốn tiến đến “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, nhưng sẽ làm theo từng giai đoạn. Bình Nhưỡng cũng nhiều lần nói rõ là họ sẽ không giải trừ vũ khí một cách “đơn phương”. Do lập trường giữa hai bên còn nhiều khác biệt như thế, giới phân tích chờ đợi là khi gặp nhau vào ngày 12/6 tới, hai ông Donald Trump và Kim Jong-un cùng lắm là sẽ ra được một tuyên bố chung, với cam kết là sẽ tiếp tục làm việc để đạt đến một thỏa thuận về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Vấn đề là cho tới hôm nay, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến thượng đỉnh Singapore, không ai biết chắc là Bình Nhưỡng có thật sự muốn đi theo con đường phi hạt nhân hóa, hay họ chỉ hứa hẹn đàm phán để giảm nhẹ “áp lực tối đa” của Tổng thống Trump đối với Bắc Triều Tiên.
Cho dù tại thượng đỉnh Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên có đồng ý cam kết giải trừ kho vũ khí hạt nhân, tiến trình này cũng sẽ kéo dài nhiều năm và sẽ rất phức tạp. Chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng phần lớn vẫn được giữ bí mật, cho nên theo các nhà phân tích, việc kiểm kê, tháo dỡ và kiểm tra sẽ không phải là dễ dàng. Đó là chưa kể đến các tên lửa tầm trung và tầm xa mà Bắc Triều Tiên đã phát triển từ nhiều năm qua. Những chi tiết của tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ phải được thảo luận trong nhiều cuộc họp tiếp theo giữa hai nước, nếu có.
Ngay chính Tổng thống Trump mới đây cũng tuyên bố: “Chúng ta sẽ không đến để ký một cái gì đó vào ngày 12/6. Chúng ta sẽ chỉ bắt đầu một tiến trình.” Tiến trình này có thể bao gồm cả vấn đề quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Seoul, đồng minh của Mỹ. Do có thể Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tới Singapore, hai ông Donald Trump và Kim Jong-un có thể sẽ bàn về việc ký kết một hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt chiến tranh giữa hai nước Triều Tiên vào đầu thập niên 1950.
Mọi hoài nghi đều có cơ sở
Cho dù các hoạt động ngoại giao thời gian qua diễn ra khá hối hả giữa các phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ và Triều Tiên, bầu không khí ngờ vực về việc tổ chức thượng đỉnh Trump – Kim dự kiến được tổ chức tại Singapore ngày 12/6/2018 vẫn ngự trị cho đến phút cuối. Mãi đến gần đây vẫn còn nhật báo (như tờ La Croix) đặt câu hỏi: "Liệu thượng đỉnh Trump—Kim có diễn ra thật hay không?".
Gần sáu tháng sau khi hai miền Triều Tiên hạ nhiệt, theo sáng kiến của lãnh đạo Bắc Triều Tiên đưa ra ngày đầu năm 2018 và gần ba tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của đồng nhiệm Bắc Triều Tiên gặp thượng đỉnh mà ngày giờ và địa điểm được ấn định là 12/06/2018 tại Singapore, nhưng giông bão ngoại giao vẫn quét qua quét lại từ khu vực Bắc Á sang tận bên kia bờ Đại Tây Dương và ngược về. Dư luận quả tình có lúc gần như chóng mặt trước các tuyên bố thay đổi xoành xoạch từ những người trong cuộc.
Gần bảy mươi năm qua, về mặt kỹ thuật, bán đảo Triều Tiên, bị chia đôi sau một cuộc chiến tàn khốc, vẫn luôn trong tình trạng chiến tranh và căng thẳng. Do đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên là luôn luôn tồn tại sự nghi kỵ lẫn nhau giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Trước những hy vọng từ cuộc “hưu chiến” nhờ Thế Vận Hội Mùa Đông hồi tháng 2/2018 và cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Liên Triều ngày 27/4/2018, Hoa Kỳ, tác nhân chính yếu của hồ sơ này, vốn vẫn duy trì sự hiện diện 30.000 binh sĩ tại Hàn Quốc, đã không đánh giá đúng các thách thức của cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim đã được thông báo.
Bởi vì, đâu phải chỉ có việc đàm phán chấm dứt chiến tranh lạnh trong khu vực này. Thế nhưng Tổng thống Donald Trump chưa bao giờ tỏ ra đánh giá đúng thách thức này, ông nghĩ là chỉ cần một cuộc đàm phán với lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên là đủ để áp đặt các quan điểm của ông, đơn giản hóa quá mức, cũng như là các đòi hỏi quá cao của ông, mà sẽ không gặp phải một sự kháng cự nào. Đến mức mà càng gần đến ngày 12/06, căng thẳng càng tăng và mối đe dọa hủy thượng đỉnh vẫn lãng vãng cho đến phút chót.
Bình Nhưỡng và Washington có cách hiểu khác nhau về khái niệm “phi hạt nhân hóa”. Và đây chính là cốt lõi của vấn đề. Donald Trump muốn thực hiện nhanh, toàn diện, có thể kiểm chứng. Kim Jong Un muốn từng bước và từng phần. Do đó, người ta khó có thể biết được làm thế nào Bắc Triều Tiên, vốn đã hao tốn bao sức lực để trở thành cường quốc hạt nhân và để tự bảo vệ chống lại một cuộc xâm chiếm của Mỹ, lại có thể dễ dàng từ bỏ vũ khí hạt nhân với một lời bảo đảm như thế.
Thực sự mỗi bên muốn gì?
Ở Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thay đổi hẳn lập trường chưa đầy 24 giờ sau khi công bố bức thư gửi đến lãnh đạo họ Kim với lời đe dọa rằng kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ "mạnh và dồi dào đến mức" ông cầu mong Thượng Đế là không bao giờ Mỹ phải dùng tới.
Về phía Bình Nhưỡng, lá thư của Donald Trump chắc còn chưa ráo mực, đích thân Kim Jong-un nhấc điện thoại mời Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae In bước sang phía bắc đường biên giới Liên Triều và "bày tỏ quyết tâm" thượng đỉnh Singapore với Donald Trump được diễn ra tốt đẹp.Có nhiều lý do để cả Bắc Triều Tiên lẫn Hoa Kỳ cùng thực sự mong muốn có được đối thoại trực tiếp đầu tiên.
Thứ nhất về hình thức bề ngoài, có lẽ cả Donald Trump lẫn Kim Jong-un cùng muốn đi vào lịch sử khi mà hình ảnh hai nguyên thủ Mỹ và Bắc Triều Tiên bắt tay nhau tại Singapore, mở ra hứa hẹn đem lại hòa bình cho khu vực, cho cả thế giới.
Lý do thứ hai để thượng đỉnh Singapore diễn ra thành công là vì, về phía Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un dường như chỉ có lợi trong chuyện này. Dù thượng đỉnh chưa diễn ra, việc Hoa Kỳ chấp nhận đối thoại trực tiếp với Bắc Triều Tiên đã là một thắng lợi mỹ mãn về phương diện ngoại giao, bởi vì qua đó, Bắc Triều Tiên tạm thời xua tan mối đe dọa bị Mỹ "đánh phủ đầu". Ngoài ra, không chỉ Hoa Kỳ mà cả cộng đồng quốc tế mặc nhiên công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia nguyên tử.
Trên cơ sở này, ông Kim Jong-un đã không còn mặc cảm gì kể cả trong đối thoại với Bắc Kinh. Ông đã hai lần hội đàm với chủ tịch Trung Quốc trong hai tháng qua. Lợi thế quan trọng khác mở ra cho chính quyền Bình Nhưỡng là viễn cảnh quốc tế ngưng gia tăng các biện phám cấm vận kinh tế Bắc Triều Tiên. Vực dậy kinh tế nước nhà luôn là mục tiêu thứ nhì mà Kim Jong Un hướng tới sau khi đã trang bị vũ khí hạt nhân cho Bắc Triều Tiên. Trên con đường phát triển đó, lãnh đạo số một Bắc Triều Tiên cần nước láng giềng phương nam là Hàn Quốc.
Chính ở điểm này, Kim Jong Un đang có một điểm tựa quý giá là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, có đường lối ôn hòa, đi theo chính sách "Vầng Thái Dương" của người tiền nhiệm Kim Dae-ung, chìa bàn tay thân thiện với Bình Nhưỡng. Bị kẹt giữa hai làn đạn là hai nhà lãnh đạo có tính khí thất thường, như Kim Jong-un sát cạnh và Donald Trump ở Nhà Trắng, Tổng thống Hàn Quốc trước hết mong muốn "tránh cho đất nước ông phải lao vào một cuộc chiến, mà có thể là một cuộc chiến tranh nguyên tử" vô cùng nguy hại.
Cuối cùng, lãnh đạo Bắc Triều Tiên ý thức được rằng, Hàn Quốc là một nền dân chủ với nhiệm kỳ tổng thống 5 năm. Nếu bỏ lỡ cơ hội lần này, không có gì bảo đảm là người kế nhiệm Moon Jae-in cũng sẽ có đường lối thân thiện với Bình Nhưỡng như ông. Về đối nội, Kim Jong-un cũng cần ghi một bàn thắng quan trọng với người dân là giờ đây, thế giới không còn có thể coi thường Triều Tiên, một quốc gia, mà phương Tây thường nhắc tới như một đất nước lạc hậu, mất mùa, đói kém.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.