'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Heineken là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên của Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) kể từ khi công ty này IPO năm 2008.
Thông qua 2 công ty con là Heineken Asia Pacific Pte. Ltd và Able Win Gain Limit, hãng bia đến từ Hà Lan đã sở hữu 5,13% vốn tại Sabeco và là cổ đông lớn tại đây.
Ngày 15/11, Heineken Asia Pacific Pte. Ltd công bố đã bán ra gần 5,2 triệu cổ phiếu SAB, giảm số lượng nắm giữ từ 7,67 triệu đơn vị xuống còn 2, 47 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 0,39%. Trong khi đó, người có liên quan Able Win Gain Limit hiện đang nắm giữ hơn 25,2 triệu cổ phiếu SAB, tương ứng tỷ lệ 3,93%. Như vậy, sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của nhóm Heineken đã giảm từ 5,13% xuống 4,32% và không còn là cổ đông lớn của Sabeco.
Mặc dù đến trước và kiên trì bày tỏ mong muốn muốn trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco khi Nhà nước thoái vốn trong suốt 5 năm, từ 2012 đến 2016 nhưng Heineken đã thua “kẻ đến sau” là ThaiBev. Năm 2018, ThaiBev đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược tại Sabeco sau thương vụ trị giá 5 tỷ USD.
Trong cơ cấu cổ đông hiện tại của Sabeco, Công ty TNHH Vietnam Beverage (do ThaiBev sở hữu gián tiếp 49%) là cổ đông lớn nhất nắm giữ 53,59% vốn; trong khi Bộ Công Thương vẫn còn nắm giữ 36% cổ phần tại đây.
Tuần qua, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo đã mua thêm 6,6 triệu cổ phiếu Công ty GTNfoods, nâng tổng số lượng nắm giữ lên 107,9 triệu cổ phiếu GTN, tương ứng tỷ lệ 43,15%.
GTN là công ty sở hữu thương hiệu sữa Mộc Châu. Quá trình M&A GTN của Vinamilk bắt đầu từ đầu năm 2019. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk từng chia sẻ, Vinamilk mong muốn M&A GTNfoods để tăng thị phần sữa. Bà Liên cho biết, cạnh tranh ngành sữa càng lúc càng gay gắt và việc M&A không chỉ để cạnh tranh trong nước mà còn để tạo thành "bó đũa" khó có thể bẻ gãy bởi bất kỳ đối thủ trong và ngoài nước nào.
Bên cạnh sữa Mộc Châu, GTN đang sở hữu chi phối Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) và thương hiệu rượu vang Ladofoods.
Về hoạt động kinh doanh, riêng quý III/2019, GTN ghi nhận 834 tỷ đồng doanh thu, tăng 8,7% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp đạt 15%. Do tăng mạnh chi phí bán hàng, quảng bá sản phẩm, doanh thu tài chính giảm nên lãi ròng đạt 22,3 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, GTN đạt doanh thu thuần 2.270 tỷ đồng, lãi ròng 64 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù "room" ngoại của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã kín nhưng suốt từ đầu năm đến nay, Platinum Victory Pte. Ltd vẫn kiên trì đăng ký mua vào.
Gần đây nhất, Platinum Victory đã công bố mua vào hơn 12,6 triệu cổ phiếu REE. Mặc dù đã chào mua cao hơn thị giá 25% nhưng số lượng mà quỹ ngoại này mua vào thành công chỉ bằng 40% lượng đăng ký là hơn 31,3 triệu đơn vị.
Sau giao dịch, Platinum Victory Pte. Ltd đã nâng số lượng nắm giữ từ 77,21 triệu cổ phiếu lên hơn 89,8 triệu cổ phiếu REE, tương ứng tỷ lệ 28,97%.
Platinum Victory đã nhiều lần đăng ký mua cổ phiếu REE nhưng không thành công do điều kiện thị trường không thuận lợi. Hiện, REE đã hết room nên Platinum Victory chỉ có thể mua lại từ các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần REE đạt 3.565 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.242,2 tỷ đồng, giảm 4,5% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm ngoái và đã hoàn thành 84,8% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Ngày 15/11, Phó chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc đã thông báo muốn bán ra 4,5 triệu cổ phiếu FPT theo phương thức thoả thuận.
Ông Bùi Quang Ngọc đang sở hữu 23,1 triệu cổ phiếu FPT, tỷ lệ 3,41%. Nếu bán thành công 4,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của Phó chủ tịch FPT sẽ giảm từ 3,41% xuống 2,75% với số cổ phiếu tương ứng là 18,6 triệu đơn vị.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/11, thị giá của cổ phiếu FPT đạt 58.600 đồng. Theo giá thị trường, khối cổ phiếu ông Ngọc đăng ký bán ra hiện có giá trị 263,7 tỷ đồng.
Trước khi thoái vốn, vào tháng 3/2019, ông Bùi Quang Ngọc đã rời ghế CEO FPT, người kế nhiệm là ông Nguyễn Văn Khoa.
Ông Bùi Quang Ngọc sinh năm 1956, được biết đến như là một trong 13 thành viên sáng lập của Tập đoàn FPT và là lãnh đạo đầu tiên phụ trách mảng công nghệ thông tin của FPT, tiền thân của các công ty thành viên quan trọng như FPT IS, FPT Software, FPT Telecom, FPT Trading.
Ông Bùi Quang Ngọc có bằng Cử nhân Toán tại Đại học Tổng hợp Kishinhov - Moldova (1979) và bằng Tiến sỹ Cơ sở dữ liệu của Đại học Grenoble - Pháp năm 1986.
Trước khi ông Bùi Quang Ngọc công bố thoái vốn, hôm 4/11, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cũng cho biết đã hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu 548.000 cổ phiếu FPT từ các quỹ ngoại cho nhau.
Bên nhận là KT Zmico Securities Company Limited; bên chuyển quyền sở hữu là 2 quỹ ngoại khác nhau, trong đó Hanoi Investments Holdings Limited chuyển 408.000 cổ phiếu và Vietnam Co – Investments Fund chuyển 140.000 cổ phiếu. Giá chuyển nhượng không được công bố.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu FPT đã tăng khoảng 60%, từ vùng giá 36.900 đồng/cổ phiếu xấp xỉ 59.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Đặc biệt, tại thời điểm đầu tháng 11, khi các quỹ ngoại trao tay hơn 500.000 cổ phiếu, FPT đã lập đỉnh 59.900 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.