Thương vụ tuần qua: Rộ tin ThaiBev muốn thoái vốn tại Sabeco; Vinamilk quyết nâng sở hữu tại GTN lên 75%

Cẩm Thư - 15/12/2019 09:31 (GMT+7)

(VNF) - Tuần qua, Financial Times đã dẫn lời một số nguồn tin nhận định kế hoạch IPO mảng bia của ThaiBev tại Singapore vào năm 2020 chỉ là bước đệm để công ty Thái Lan thu hút người mua lại Sabeco. Trong tuần, Vinamilk cũng chính thức công bố nghị quyết của HĐQT về việc nâng sở hữu tại GTN lên 75%.

VNF

Rộ thông tin ThaiBev muốn thoái vốn tại Sabeco

ThaiBev có kế hoạch tách mảng bia để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Singapore vào năm 2020 nhằm mục tiêu huy động 2,5 tỷ USD.

Hôm 13/12, Financial Times dẫn lời một nguồn tin thân cận cho biết đề xuất IPO của ThaiBev định giá mảng bia của tập đoàn Thái Lan này lên tới 12 tỷ USD. Đây được dự báo là vụ IPO lớn nhất trên thị trường chứng khoán Singapore trong gần 1 thập kỷ.

Euan McLeish, chuyên viên phân tích tại Bernstein nhận định do ThaiBev không cần vốn ngay lúc này nên thương vụ IPO có thể là “mồi nhử” nhằm thu hút Budweiser APAC mua Sabeco – vốn đang sở hữu 55% thị phần bia Việt Nam.

"Lãnh đạo Bud APAC cũng đã tỏ rõ tham vọng mở rộng hoạt động tại Việt Nam", ông McLeish nói. "Thách thức ở đây là rất khó có thể tìm được một mức định giá cho Sabeco mà có thể làm hài lòng tất cả".

ThaiBev đã phải trả mức giá tương đương 32 lần thu nhập trước thuế khi mua lại Sabeco từ Chính phủ Việt Nam. Cổ phiếu ThaiBev niêm yết tại Singapore sẽ bị cổ đông "chà đạp" nếu Sabeco được bán lại thấp hơn giá mua. "Chúng tôi cho rằng việc tạo lập liên doanh nào đó có thể là lựa chọn tốt nhất của họ", ông McLeish nói. Các nhà phân tích tại Jefferies cũng lưu ý rằng "Bud APAC sẽ ở vào vị thế rất tốt để mua lại Sabeco".

ThaiBev - do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu – nổi tiếng nhất nhờ thương hiệu bia Chang.

Năm 2017, ThaiBev giành quyền kiểm soát khi mua lại 53% cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) – nhà sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam – với giá gần 5 tỷ USD.

Theo dữ liệu từ Bloomberg, ông Charoen là người giàu nhất Thái Lan với tài sản lên đến 19,6 tỷ USD. Nhờ các thương vụ thâu tóm, tập đoàn của ông đã trở thành “gã khổng lồ” lớn nhất trong ngành thực phẩm và nước giải khát Đông Nam Á, trải dài qua các lĩnh vực từ nước ngọt cho đến thực phẩm đông lạnh. Việc tách mảng bia có thể cho phép ThaiBev đưa ra một mức định giá cao hơn cả mức định giá chung của cả tập đoàn ThaiBev. Cổ phiếu ThaiBev hiện đang giao dịch với mức P/E dự phóng 12 tháng là 19 lần.

Vinamilk quyết nâng sở hữu tại GTN lên 75%

Trong tuần, Vinamilk đã công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mua thêm cổ phiếu GTN của Công ty Cổ phần GTNFoods để đạt tỷ lệ sở hữu 75% vốn điều lệ. Hiện, Vinamilk  sở hữu gần 108 triệu cổ phiếu GTN, tương ứng 43,17% vốn điều lệ. Để nâng sở hữu lên 75%, VNM sẽ phải mua thêm hơn 79,5 triệu cổ phiếu GTN.

Trong bối cảnh Vinamilk liên tục tăng sở hữu, ngày 16/12 tới, GTNFoods sẽ họp ĐHCĐ bất thường 2019 thông qua phương án thoái vốn tại hàng loạt công ty để tái cấu trúc.

Cụ thể, GTNfoods sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp GTN (GTNARM) với mức giá chuyển nhượng hơn 490 tỷ đồng. Hiện, GTNfoods đang sở hữu 99,99% vốn tại GTNARM.

Đơn vị thứ 2 mà GTNfoods  muốn thoái toàn bộ vốn là Công ty Cổ phần Đầu tư và khai thác tài sản GTNfoods. GTNfoods sẽ chuyển nhượng 99,95% cổ phần đang sở hữu tại đây với mức giá chuyển nhượng là 235,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, GTNfoods sẽ bán lại Công ty TNHH Hàng tiêu dùng GTNfoods (GTNFoods Consumers) do GTN sở hữu 100% vốn với giá chuyển nhượng 8 tỷ đồng.

Vinamilk nhắm đến GTNfoods vì đơn vị này sở hữu chi phối tại Sữa Mộc Châu.

Được biết, Sữa Mộc Châu hiện sở hữu đàn bò lớn nhất miền Bắc, với hơn 25.000 con. Đặc biệt, Sữa Mộc Châu có nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc với khoảng cách địa lý gần, chất lượng sữa tươi đảm bảo. Sữa Mộc Châu đang hoàn thành các thủ tục đăng ký xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với sản lượng trước mắt dự kiến từ 15-20 nghìn tấn sữa/năm.

Bầu Đức rút lui khỏi thuỷ điện để tập trung cho nông nghiệp

Theo đó, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sẽ chuyển nhượng toàn bộ 248,5 triệu cổ phần, tương đương 99,4% vốn điều lệ đang sở hữu tại Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai. Tổng giám đốc HAG Võ Trường Sơn được giao thực hiện thương vụ này.

Giá và thời gian chuyển nhượng chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý III/2019 của HAGL, giá trị gốc của khoản đầu tư này là 2.532 tỷ đồng, trong đó công ty đã trích lập dự phòng 754,8 tỷ đồng.

HĐQT HAGL cho biết việc chuyển nhượng thêm mảng thủy điện nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tái cấu trúc tập đoàn theo hướng thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực không hiệu quả và tăng cường tập trung vào nông nghiệp.

Trước đó, ngày 20/9/2019, HĐQT HAGL đã thông qua việc chuyển nhượng 80% vốn điều lệ của Công ty TNHH V&H (Lào) do Hoàng Anh Gia Lai sở hữu cho bên có liên quan là Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hoàng Anh Gia Lai.

Kết thúc quý III, HAGL ghi nhận với doanh thu đạt 557 tỷ đồng, giảm 60% so với hơn 1.400 tỷ đồng cùng kỳ 2018. Lãi gộp qua đó giảm tới 99,5%, từ 750 tỷ đồng xuống 3,4 tỷ đồng.

Nhờ có hơn 1.400 tỷ đồng doanh thu tài chính, chủ yếu đến từ thanh lý một loạt khoản đầu tư như HAGL Land, Cao su Đông Dương, Đông Pênh nên HAGL vẫn đạt 882 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy con số này không đủ để bù đắp cho khoản chi phí bất thường gần 1.430 tỷ đồng bao gồm đánh giá các tài sản không hiệu quả, điều chỉnh chi phí đầu tư vườn cây cọ dầu, cao su vào chi phí do chuyển đổi mục đích sang trồng cây ăn trái.

Khoản chi phí bất thường này dẫn đến LNTT -546 tỷ và LNST -540 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là cổ đông không kiểm soát tại các công ty con "gánh" lỗ tới 1.273 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HAGL vẫn dương 713 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần hợp nhất của HAGL giảm 66%, từ 4.319 tỷ xuống còn 1.480 tỷ đồng. Lãi gộp giảm sâu từ gần 2.200 tỷ xuống 240 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng từ 1.166 tỷ lên 1.816 tỷ còn chi phí tài chính giảm 350 tỷ, xuống còn 1.014 tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi phí lãi vay.

Lợi nhuận trước thuế giảm từ xấp xỉ 400 tỷ xuống -1.230 tỷ đồng. Lãi ròng của cổ đông công ty mẹ vẫn là số dương, đạt 197 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản và nợ phải trả hợp nhất của HAGL lần lượt là 41.900 tỷ và 24.800 tỷ đồng, giảm tương ứng là 6.200 tỷ và 6.500 tỷ đồng so với đầu năm.

Cùng chuyên mục
Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(VNF) - Agribank hạ giá các khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh mà ngân hàng đã rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công.

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

(VNF) - Những quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2024 khiến nhiều công nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng khó khăn khi vay vốn lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính Vi mô (CEP).

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Thăng Long - CTCP vừa bị phát hiện sử dụng tài liệu giả để tham gia Gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pa (Km13+800 - Km20+272) trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.