'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau 7 năm thẳng thừng từ chối đề nghị hợp tác với giá trị đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD từ Coca-Cola, Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm một đối tác có thể giúp họ huy động nguồn vốn 3 tỷ USD và đang tìm cách mở rộng thị trường ở các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, sau khi chi 500 triệu USD mở 3 nhà máy ở trong nước.
Tân Hiệp Phát vốn nổi tiếng với sản phẩm “Trà xanh Không độ” trên thị trường trà đóng chai Việt Nam, với doanh số bán vượt mặt các sản phẩm tương tự của Coca-Cola và PepsiCo Inc.
Tân Hiệp Phát cũng đang đưa ra các sản phẩm nước tăng lực mới mà họ cho là phù hợp hơn với thị hiếu và khẩu vị của người Việt và người tiêu dùng các nước châu Á - ít đường hơn mà vẫn giữ được lượng caffein tạo cản giác sảng khoái. Họ hy vọng sản phẩm mới này cùng với các sản phẩm trà đóng chai sẵn có sẽ giúp công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Á, cuối cùng đủ sức cạnh tranh với Reb Bull GmbH ở châu Á.
Mặc dù là nhà sản xuất nước giải khát không cồn hàng đầu Việt Nam, chỉ đứng sau liên doanh nước giải khát giữa PepsiCo và Suntory Holdings Ltd nhưng sự hiện diện của Tân Hiệp Phát ở Đông Nam Á vẫn còn hạn chế. Năm 2018, Tân Hiệp Phát bán ra khoảng 510 triệu lít nước giải khát trong khi chi nhánh của Danone ở Indonesia hiện đang là nhãn hiệu nước giải khát hàng đầu của Đông Nam Á, và họ bán ra gần 5,3 tỷ lít trong năm qua.
Ông Trần Quí Thanh chia sẻ rằng Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm đối tác chiến lược có mạng lưới phân phối rộng khắp và tầm hiểu biết về ngành công nghiệp giải khát - thay vì chỉ là một nhà đầu tư tư nhân - và sẵn sàng chi 2 - 3 tỷ USD để công ty mở rộng ra thị trường châu Á và toàn cầu.
Theo giới thiệu, Tân Hiệp Phát đang phân phối sản phẩm ở 16 quốc gia. Để mở rộng thị trường, Tân Hiệp Phát sẵn sàng chi 50 triệu USD cho các khoản mua lại các hãng nước giải khát nhỏ hơn ở một số nước đã có sẵn thị trường nước trà đóng chai như thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc).
Tân Hiệp Phát có kế hoạch chi thêm 500 triệu USD để hoàn thiện các nhà máy mới trong vòng 3 năm tới. Công ty này cũng tham gia vào thị trường bất động sản, mua nhiều đất đai ở miền Nam và miền Trung Việt Nam. Nhánh phát triển của công ty sẽ đầu tư 300 triệu USD để xây dựng một khu dân cư bên bờ sông Hàn ở Đà Nẵng.
Năm tới, công ty cũng sẽ đầu tư khoảng 40 triệu USD để xây dựng một công ty chuyên tái chế nhựa, giúp biến các chai nhựa cùng các loại rác thải khác thành gạch lát sàn, vật liệu cách nhiệt trên tường để cung cấp cho các dự án nhà ở.
Tuần qua, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (HNX: IVS) đã hoàn tất phát hành và phân phối 35.350.000 cổ phiếu cho nhà đầu tư tổ chức là Công ty Chứng khoán Quốc thái quân an.
Việc mua lại này sẽ không chỉ biến Quốc thái quân an trở thành nhà môi giới chứng khoán đầu tiên của Trung Quốc vào Việt Nam, mà còn là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Quốc thái quân an.
Sau giao dịch này, Quốc thái quân an chính thức trở thành cổ đông lớn nhất, nắm cổ phần chi phối tại IVS với tỷ lệ sở hữu 50,97%. Cùng với đó, IVS cũng tăng vốn điều lệ thêm hơn 350 tỷ đồng, lên 693,5 tỷ đồng.
IVS tiền thân là công ty chứng khoán VNS, thành lập ngày 28/8/2007, chính thức niêm yết trên HNX với mã IVS vào ngày 1/8/2011. IVS kinh doanh chính trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, đầu tư tài chính và cổ phiếu, báo cáo nghiên cứu thị trường Chứng khoán, tư vấn đầu tư Chứng khoán, tư vấn tài chính chứng khoán và đầu tư Chứng khoán, IPO, tư vấn niêm yết..
Việc mua lại IVS được Quốc thái quân an bắt đầu từ tháng 7/2018. Hội đồng quản trị Quốc thái quân an cho hay, sau khi hoàn thành việc mua bán này, công ty sẽ mở rộng hơn nữa việc mở rộng kinh doanh ở Đông Nam Á.
Tuần qua, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo bán đấu giá cả lô cổ phần tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn Đầu tư Bình Dương (Biconsi) và Công ty Cổ phần Cảng An Giang.
Cụ thể, SCIC sẽ bán đấu giá cả lô 4.622.400 cổ phiếu, tương ứng 23,26% vốn tại Biconsi với khởi điểm một cổ phần là 143.700 đồng vào ngày 6/11. Tương ứng với mức giá khởi điểm chào bán, dự kiến SCIC thu về hơn 664 tỷ đồng từ thương vụ này.
Biconsi tiền thân là đội công trình được thành lập năm 1980 và được đổi tên thành CTCP Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương vào năm 2002. Hiện tại thì Biconsi có vốn điều lệ gần 199 tỷ đồng, trong đó SCIC sở hữu 23,26% vốn, 4 cá nhân và 1 tổ chức khác còn lại sở hữu 57,78% vốn.
Biconsi là doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án bất động sản chủ yếu trong địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó tập trung ở Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và Bến Cát. Một số dự án trọng điểm mà Biconsi đang đầu tư, khai thác như Dự án Khu nhà ở TMDV Phú Mỹ tại có tổng diện tích khoảng 10 ha, Khu biệt thự Phú Thịnh gần 23 ha, Khu dân cư Uyên Hưng (Tân Uyên) gần 19ha…
Biconsi hiện đang sở hữu 2 trung tâm thương mại (TTTM) là Bình Dương Square và Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng. Riêng TTTM Dịch vụ Bạch Đằng (Bach Dang’Gold) có tổng diện tích 64,289 m2 được Biconsi hợp tác với Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương đầu tư. Tổng diện tích đất mà Biconsi đang quản lý và sử dụng hiện gần 240 ha. Ngoài ra, Biconsi còn đang là quản lý một cảng sông là Cảng Thạnh Phước. Đây là cảng thủy nội địa nằm cạnh sông Đồng Nai, tọa lạc tại phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Cảng cung cấp dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, kinh doanh khai thác cảng và cho thuê kho bãi. Hệ thống cầu cảng có tổng chiều dài 134m, mớn nước trước cầu cảng có độ sâu 3,5m, có khả năng tiếp nhận sà lan 2,500 tấn neo đậu tại cảng, được trang bị cẩu Liebherr cùng nhiều thiết bị xếp dỡ khác với công suất bốc dỡ đạt 1 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, SCIC cũng sẽ đấu giá trọn lô 7.311.600 cổ phần của Công ty Cổ phần Cảng An Giang vào 14 giờ 30 phút ngày 30/10/2019 tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM.
Với giá khởi điểm 99.000 đồng/cổ phiếu, nếu đấu giá thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu 720 tỷ đồng. Lô cổ phiếu mà SCIC mang ra đấu giá tương ứng 52,98% vốn điều lệ của Cảng An Giang.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cảng An Giang quản lý Cảng Mỹ Thới (là cảng biển quốc tế thuộc Nhóm cảng sổ 6 của Hệ thống Cảng Biển Việt Nam) và Cảng thuỷ nội địa Bình Long.
Với việc đấu giá cổ phần của hai doanh nghiệp sở hữu cảng trong vòng chưa đầy một tuần, nếu thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu tổng cộng 1.380 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) đã xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc hoán đổi cổ phiếu để nhận sáp nhập Công ty Cổ phần Đô thị Sài Đồng (UPCoM: SDI) theo tỷ lệ 1:1,1 và chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông cho Hanwha Vietnam.
Hiện, Vingroup nắm giữ 89,5% cổ phần, tương đương 107,4 triệu cổ phiếu SDI. Vingroup sẽ phát hành thêm 13,86 triệu cổ phiếu VIC để hoán đổi lấy cổ phiếu SDI của các cổ đông còn lại. Sau hoán đổi, Vingroup sẽ thành công ty mẹ nắm giữ 100% vốn của Đô thị Sài Đồng. Đô thị Sài Đồng sẽ chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên.
Thời gian phát hành dự kiến trong vòng 90 ngày (hoặc được gia hạn thêm) kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán. Vingroup xác nhận việc các cổ đông hiện hữu của VIC sẽ không thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phiếu đối với số cổ phiếu phát hành thêm để hoán đổi này.
Đô thị Sài Đồng được thành lập năm 2009, là chủ đầu tư dự án Vinhomes Riverside (quận Long Biên, Hà Nội). Hiện, công ty này có vốn điều lệ gần 1.200 tỷ đồng. Cổ phiếu SDI được giao dịch lần đầu trên UPCoM vào ngày 16/6/2011 với giá đóng cửa phiên đầu 33.000 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên 18/10, SDI có giá 88.600 đồng/cổ phiếu, còn cổ phiếu VIC giao dịch tại 117.000 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.