Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
“Trung Quốc không hài lòng với Thụy Điển. Thụy Điển nên giữ thái độ khách quan và công bằng, đồng thời sửa chữa quyết định sai lầm của mình để tránh gây tác động tiêu cực đến hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc - Thụy Điển và hoạt động của các doanh nghiệp Thụy Điển tại Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh ngày 21/10.
Tuyên bố của ông Triệu được đưa ra một ngày sau khi Cơ quan Bưu chính và Viễn thông Thụy Điển (PTS) ban hành lệnh cấm sử dụng thiết bị viễn thông của hai tập đoàn Trung Quốc là Huawei và ZTE trong việc phát triển mạng 5G do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Theo Reuters, lệnh cấm được đưa ra sau khi cơ quan an ninh Thụy Điển đánh giá rằng Trung Quốc là “một trong những mối đe dọa lớn nhất” của nước này.
Ngoài lệnh cấm, PTS yêu cầu các công ty tham gia cuộc đấu giá sắp tới phải loại bỏ các thiết bị của Huawei và ZTE khỏi bộ tính năng trung tâm hiện tại trước ngày 1/1/2025.
PTS định nghĩa bộ tính năng trung tâm là các thiết bị sử dụng trong xây dựng mạng lưới truy cập sóng vô tuyến, mạng lưới truyền phát, mạng lõi, cũng như dịch vụ và khả năng bảo trì của mạng. Cơ quan này khẳng định việc xây dựng các điều kiện cấp phép đều dựa trên các đánh giá của Lực lượng vũ trang và Cơ quan An ninh Thụy Điển.
Huawei đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Mỹ thời gian gần đây liên tục chĩa mũi nhọn vào Huawei với cáo buộc tập đoàn này là phương tiện hoạt động gián điệp, chuyển giao dữ liệu người dùng ở các nước cho chính phủ Trung Quốc.
Dù Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc trên nhưng Washington vẫn không ngừng gây áp lực khiến nhiều đồng minh phải loại bỏ dịch vụ của các công ty viễn thông Trung Quốc khỏi hạ tầng.
Trong chuyến công du tới Brazil mới đây, các quan chức hàng đầu Mỹ cũng lên tiếng thúc giục Brazil giám sát cẩn thận các khoản đầu tư của Trung Quốc ở nước này, cũng như các động thái của Bắc Kinh nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ở quốc gia Mỹ Latin này thông qua việc bán công nghệ 5G của Huawei.
Mỹ đồng thời cam kết hỗ trợ Brazil 1 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa. Thỏa thuận gồm các khoản cho vay, đảm bảo và bảo hiểm nhằm giúp Brazil nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông như mạng 5G.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Anh đã cấm Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng 5G của nước này, theo đó yêu cầu các công ty trong nước ngừng mua thiết bị 5G mới từ Huawei từ năm 2021 và loại bỏ các thiết bị Huawei hiện đang được sử dụng vào cuối năm 2027. Anh là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên thực hiện việc này.
Các quốc gia khác bao gồm Australia, New Zealand và Ấn Độ cũng đã tỏ rõ quan điểm cứng rắn đối với Huawei, trong khi Pháp và Italy đã tuyên bố giới hạn sử dụng đối với thiết bị mạng 5G của tập đoàn Huawei.
Theo báo cáo mới đây của Hurun Report, những lệnh cấm của Mỹ với Huawei đã khiến tài sản của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi giảm 10%, hiện chỉ còn khoảng 2,8 tỷ USD. Ông Nhậm đã rơi hơn 100 bậc, xuống thứ 277 trên bảng xếp hạng người giàu Trung Quốc năm nay.
Xem thêm >> Thêm một nước châu Âu 'tẩy chay' thiết bị 5G của Huawei do lo ngại an ninh
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.