Tài chính

Tin chứng khoán 11/10: Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank lên 50%

(VNF) - "Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1920 và chúng tôi muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ", ông Eiichi Yoshikawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng MUFG cho biết.

Tin chứng khoán 11/10: Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank lên 50%

Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank lên 50%

Tin chứng khoán: Ngân hàng Nhật muốn nâng sở hữu tại VietinBank

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) mới đây đưa tin, trong cuộc đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, ông Eiichi Yoshikawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng MUFG cho biết: "Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1920 và chúng tôi muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ".

Trả lời kiến nghị của của vị lãnh đạo ngân hàng Nhật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho hay, việc tăng vốn của ngân hàng VietinBank là rất cần thiết để đảm bảo năng lực tài chính.

Về tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư, Thống đốc bày tỏ: Chính phủ Việt Nam rất hoan nghênh các nhà đầu tư tham gia vào các ngân hàng Việt Nam và đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng yếu kém, ngân hàng cần phải xử lý. Trong những trường hợp như vậy thì Chính phủ không khống chế tỷ lệ sở hữu, có thể lên đến 100% vốn của các ngân hàng.

Hiện Ngân hàng MUFG đang sở hữu 19,73% vốn điều lệ VietinBank. Nếu ngân hàng này muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank thì cơ hội đang ở trước mắt bởi trong một diễn biến mới đây, nguồn tin của Bloomberg cho biết Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới - đang tìm kiếm người mua 8,02% cổ phần tại VietinBank, sau hơn 7 năm đầu tư.

Tính theo thị giá cổ phần VietinBank chốt phiên 10/10, lượng vốn mà IFC muốn bán có giá trị lên đến gần 8.000 tỷ đồng.

VN-Index thử thách lại ngưỡng 1.000 điểm?

Phiên 10/10, thị trường tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp. Tất cả các chỉ số đều giao dịch khá tích cực trong phiên sáng nhưng áp lực gia tăng dần trong phiên chiều. Điểm tích cực là lực cầu ở giá thấp khá tốt đã giữ các chỉ số không giảm quá sâu.

VN-Index giảm 2,23 điểm (-0,22%) xuống 993,96 điểm, do chịu tác động chủ yếu bởi một số mã giảm mạnh như MSN, BID, VNM, CTG, NVL, trong khi GAS, SAB, VRE VJC và HPG nâng đỡ chỉ số. Chỉ số VN30 giảm nhẹ hơn 1,1 điểm (-0,11%) xuống 966,27 điểm.

Các nhóm ngành chủ chốt như Ngân hàng, Chứng khoán, Dầu khí tiếp tục sụt giảm trong khi thị trường chưa tìm được trụ cột mới dẫn dắt và áp lực từ khối ngoại là rất lớn.

Trong khi đó, phần lớn các cổ phiếu Dệt may có diễn biến khá khả quan như STK (+4,4%), EVE (+1,2%), GIL (+1,4%). Riêng TCM và TNG bất ngờ cùng giảm sàn và trắng bên mua. Ở nhóm Thủy sản, HVG tiếp tục giảm sàn trong khi nhiều cổ phiếu vẫn tăng tốt như MPC (+5,1%), VHC (+1,2%), FMC (+0,2%).

Ở nhóm Dầu khí, GAS có phiên tăng 1,4% trong khi hầu hết các cổ phiếu cùng ngành đều chịu áp lực bán khá mạnh.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm với cây nến ngày là nến giảm có thân ngắn, chỉ số đã hồi lại khi tiến gần ngưỡng hỗ trợ trong phiên tại mức 990.

"Trong phiên tiếp theo, VN-Index có khả năng tiếp tục phản ứng với ngưỡng hỗ trợ 990 và hồi lại. Đà hồi phục này có thể giúp VN-Index tăng lên và thử thách ngưỡng cản 1000, đồng thời xác định xu hướng tiếp theo", SSI nêu quan điểm.

Còn theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong phiên tới, nếu chỉ số đóng cửa ở mức tăng điểm thì có thể kết thúc nhịp điều chỉnh lần này và quay trở lại xu hướng tăng điểm kéo dài từ đầu tháng 7 đến nay

>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán

Tin mới lên