'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank).
Theo văn bản chấp thuận, PGBank và HDBank có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin và các trách nhiệm của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập theo quy định. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, HDBank phải gửi Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập theo quy định.
Theo phương án sáp nhập cũng đã được cổ đông của hai ngân hàng thông qua vào cuối tháng 4 vừa qua, tỷ lệ hoán đổi dự kiến sẽ là một cổ phiếu PGBank lấy 0,621 cổ phiếu HDBank.
Hiện 2 cổ đông lớn nhất của PGBank là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với tỷ lệ sở hữu 40%, tương đương 120 triệu cổ phiếu và ông Lê Minh Quốc với tỷ lệ sở hữu 4,657%, tương đương 13,971 triệu cổ phiếu.
Ngoài việc là Thành viên HĐQT PGBank, ông Lê Minh Quốc còn là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (Mipec) - đơn vị cung ứng xăng dầu cả bán buôn lẫn bán lẻ, đồng thời là Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Mipec (Mipecland). Ông Quốc tốt nghiệp Tiến sỹ về Địa chất - Vật lý tại Liên bang Nga.
Theo tính toán, sau khi thực hiện hoán đổi, Petrolimex sẽ sở hữu 74,52 triệu cổ phiếu HDBank, còn ông Lê Minh Quốc sẽ sở hữu 8,676 triệu cổ phiếu.
Chốt phiên 10/9, mỗi cổ phiếu HDBank có thị giá 37.000 đồng. Như vậy, lượng cổ phiếu của Petrolimex trị giá tới 2.757 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn 1.200 tỷ đồng (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu PGBank), Petrolimex ước lãi trên 1.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, Lê Minh Quốc sở hữu khối tài sản 321 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn gần 140 tỷ đồng (tính theo mệnh giá), ông Quốc ước lãi trên 180 tỷ đồng.
Con số lãi còn có thể lớn hơn nếu giá mua vào mỗi cổ phiếu PGBank thấp hơn mệnh giá.
Sau khi sáp nhập, Petrolimex sẽ trở thành cổ đông lớn của HDBank với tỷ lệ sở hữu 6,4%. Tỷ lệ sở hữu của ông Lê Minh Quốc là 0,74%.
Phiên 10/9, áp lực bán tăng lên vào cuối phiên, đặc biệt ở nhóm có vốn hóa lớn khiến các chỉ số giằng co. VN-Index giao dịch trong sắc xanh phần lớn phiên giao dịch và vẫn duy trì tăng nhẹ 1,44 điểm (0,15%) lên 970,34 điểm nhờ lực hỗ trợ của VIC (+2,2%), PLX (+2,5%), TCB (+1%), STB (+4%). Trong khi đó, VN30-Index đóng cửa giảm 2,28 điểm (-0,24%) còn 943,31 điểm với số mã giảm đa số (17/10 mã giảm/tăng). Các cổ phiếu lớn giảm nhiều như MSN (-3,7%), VPB (-2,4%), HPG (-1,3%) chiếm tỷ trọng cao trong rổ VN30 là nguyên nhân chính khiến chỉ số nhóm này đóng cửa giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu Ngân hàng có sự tác động trái chiều lên chỉ số. Các cổ phiếu STB, HDB, TCB, BID tăng điểm trong khi MBB,CTG, SHB, ACB, VPB giảm điểm. Còn VCB, LPB, EIB đóng cửa ở mức giá tham chiếu. Nhóm chứng khoán cũng diễn biến tương tự, tuy nhiên có mức biến động nhẹ hơn.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, VN-Index đã có phiên giao dịch tăng điểm với cây nến ngày là nến tăng có thân nến nhỏ không đáng kể cùng với bóng nến trên dài, bên cạnh đó thanh khoản cũng đã giảm nhẹ so với phiên liền trước. Cả giá và khối lượng đều cho tín hiệu tâm lý chung của nhà đầu tư đang giằng co mạnh, bên cầu thì quan sát mà bên cung cũng chưa tăng lên.
SSI cho rằng phiên 11/9, VN-Index có khả năng sẽ dao động trong biên độ hẹp khoảng từ 960-975. "Chỉ số cần một nhịp biến động chậm lại để xác định xu hướng", SSI nêu góc nhìn.
Còn theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp của chỉ số VN-Index, tâm lý nhà đầu tư đã có phần ổn định hơn. Tuy nhiên, thị trường có thể vẫn cần một vài phiên tích lũy trước khi được kỳ vọng sẽ tiến đến thử thách vùng kháng cự 983-986 điểm
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.