Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
"Ngân hàng TMCP Quốc Dân trân trọng thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền lấy ý kiến bằng văn bản về việc bán tài sản tại số 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh là ngày 11/10/2018", Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng cho biết.
Theo điều 63 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT là "Quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng từ 10% trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất".
Như vậy, tài sản tại số 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1 có giá trị ít nhất 10% vốn điều lệ Ngân hàng Quốc Dân, tương đương ít nhất 300 tỷ đồng.
Được biết, số 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh là địa chỉ trụ sở cũ của Ngân hàng Quốc Dân (trước đây là Ngân hàng Nam Việt).
Từ đầu tháng 8 tới nay, nghĩa là chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu NVB của Ngân hàng Quốc Dân đã tăng tới trên 28%, từ mức 6.500 đồng/cổ phiếu chốt phiên 1/8 lên 9.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên 24/8.
Ngân hàng Quốc Dân hiện vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu nên lợi nhuận ròng khá thấp (do phải trích lập dự phòng phần lớn lợi nhuận thuần), cùng với đó, nợ xấu còn lớn.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2018, lợi nhuận thuần của Ngân hàng Quốc Dân đạt 106,5 tỷ đồng; tuy nhiên sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 15,6 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, nợ xấu nội bảng của ngân hàng này ở mức 750 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 2,13%. Nợ xấu ngoại bảng tại VAMC ở mức trên 6.600 tỷ đồng.
Thị trường tiếp tục giao dịch khởi sắc trong ngày đầu tuần. VN-Index tăng 8,32 điểm (+0,83%) lên mức 1.011,29 điểm; VN30-Index tăng 11,16 điểm (+1,15%) lên mức 985,59 điểm.
VN-Index được hỗ trợ chính từ nhóm cổ phiếu Vingroup cùng NVL, MSN. Sau nhịp điều chỉnh trong ngày thứ Sáu do áp lực bán mạnh từ khối ngoại thì MSN và NVL đã có mức hồi phục ấn tượng trong phiên 24/9, tăng lần lượt 6,8% và 3,8%, đóng góp 2,45 điểm cho mức tăng của chỉ số, bên cạnh mức đóng góp 3,1 điểm của VIC, VHM và VRE.
Nhóm Xăng dầu, Dầu khí tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư khi GAS, PLX, BSR, PVD, PVS và PVB đồng loạt tăng điểm nhờ sự hồi phục của giá dầu thô. Dòng tiền cũng quay trở lại với nhóm Dệt may tập trung ở các cổ phiếu EVE, GIL, VGT, TCM…đáng chú ý TNG bứt phá với mức tăng 8,6%.
Trong khi đó, nhóm Bán lẻ (PNJ, MWG) vẫn giao dịch tích cực. Riêng với nhóm tài chính ghi nhận sự phân hóa, tuy nhiên các cổ phiếu đầu ngành đều tăng điểm như SSI, VCB, MBB…
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, VN-Index đã có phiên giao dịch đầu tuần tăng điểm với cây nến ngày là nến tăng và không có bóng nến, cho thấy tâm lý ổn định của nhà đầu tư khi chỉ số thử thách ngưỡng cản 1000-1010 trong phiên. Điểm tích cực nữa là lực cung đã không tăng lên trong một phiên tăng điểm do thanh khoản trong phiên giữ ở mức tương đương với nền khối lượng giao dịch tuần.
"Do đó, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục hướng về ngưỡng 1020 và thử thách mốc này trong một hai phiên tiếp theo", SSI đánh giá.
Còn theo quan điểm của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), xu hướng tăng ngắn ngắn hạn của VN-Index vẫn đang được bảo lưu. Nhà đầu tư có thể duy trì danh mục với tỷ trọng cổ phiếu trên mức trung bình cho tới khi VN-Index gặp vùng kháng cự tiếp theo tại 1020-1024 điểm.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.