Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa đưa ra báo cáo cập nhật về Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM). Báo cáo tường thuật lại buổi gặp gỡ nhà đầu tư của ban lãnh đạo Vinamilk, được chủ trì bởi Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên và Giám đốc Tài chính của công ty.
Để lý giải cho diễn biến doanh số trong nước thấp trong 9 tháng 2018, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết có 2 nguyên nhân: (1) nhu cầu tiêu dùng chung giảm và (2) công ty cho biết một vài đại lý bán buôn bị phân tâm do đà tăng của thị trường chứng khoán và bất động sản (BĐS), không còn quá chú trọng vào mảng kinh doanh sữa khi thực hiện đầu cơ vào chứng khoán và BĐS. Hiện tại, các nhà bán buôn đóng góp khoảng 10-20% doanh thu sữa trong nước của Vinamilk.
Về diễn biến của từng nhóm sản phẩm, Vinamilk ghi nhận diễn biến kém tích cực nhất trong mảng sữa bột. Theo lãnh đạo Vinamilk, diễn biến này là do thay đổi hành vi tiêu dùng, cụ thể là người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sữa uống liền (RTD).
Sữa RTD đã ghi nhận tăng trưởng cao nhất cho cả Vinamilk và thị trường trong 9 tháng 2018, theo tìm hiểu của VCSC.
Theo Vinamilk, các sản phẩm cao cấp của công ty như sữa organic và sữa A2 được bán tốt và hiện đang thiếu hụt nguồn cung. Hiện tại, Vinamilk sở hữu 1.000 bò lấy sữa organic và 400 bò A2.
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết doanh số bán sữa trong nước quý IV/2018 sẽ cải thiện so với cùng kỳ năm trước và so với quý trước, khi doanh số từ Vinamilk bán cho nhà cung cấp và từ nhà phân phối cho nhà bán lẻ đều đã phục hồi trong tháng 10. Hàng tồn kho tại các nhà phân phối đã được duy trì ở mức ổn định và Vinamilk không có ý định tăng mức tồn kho ở mức phân phối nhằm theo đuổi kết quả trong ngắn hạn.
Theo ban lãnh đạo, nhờ chi phí bột sữa đầu vào thuận lợi, biên lợi nhuận gộp sữa trong nước và lợi nhuận sau thuế sẽ cải thiện trong quý IV/2018 so với quý IV/2017, với biên lợi nhuận gộp sữa trong nước quý IV/2018 nhiều khả năng duy trì ở tương tự quý III/2018 hoặc thấp một chút.
Do đó, ban lãnh đạo Vinamilk kỳ vọng lợi nhuận sau thuế cả năm sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm 2018.
Trong trung hạn, ban lãnh đạo Vinamilk hiện đang dự phóng tăng trưởng doanh thu sữa trong nước đạt 5 - 10%/năm. Dựa theo mức cơ sở thấp năm 2018 và dấu hiệu phục hồi trong quý IV/2018, ban lãnh đạo hy vọng tăng trưởng trong năm 2019 sẽ có mức tăng cao.
Nhằm gia tăng tiêu thụ sữa của nhóm tiêu dùng tuổi teen, trong năm 2019, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết sẽ triển khai thêm nhiều chiến dịch và sản phẩm nhắm đến nhóm khách hàng này. Ban lãnh đạo cũng có kế hoạch gia tăng danh mục sản phẩm sữa chua (yogurt) khi mảng này đang tăng trưởng nhanh chóng.
Vinamilk đã bắt đầu chốt giá bột sữa đầu vào cho sản xuất trong năm 2019. Ban lãnh đạo kỳ vọng duy trì cơ sở giá bột sữa trong năm 2019, tương đương với 2018.
Về hoạt động xuất khẩu và mở rộng ra nước ngoài, xuất khẩu trong quý III cải thiện 10% so với cùng kỳ năm ngoái mà theo ban lãnh đạo Vinamilk có thể là tín hiệu cho thấy thị trường Iraq phục hồi.
Tuy nhiên, Vinamilk hiện không đặt kỳ vọng lớn vào thị trường này do tình hình chính trị bất ổn tại quốc gia này. Công ty tập trung hơn vào việc mở rộng sang các thị trường khác với kế hoạch thành lập liên doanh tại Myanmar trong thời gian tới. Kế hoạch thâm nhập thị trường Indonesia vẫn được duy trì nhưng hiện công ty chưa tìm được đối tác tại đây. Về Trung Quốc, Vinamilk vẫn đang chờ đợi Việt Nam chính thức ký kết hiệp định thương mại song phương với nước này.
Trong khi đó, Angkor Milk (Cambodia) hiện đang có tiến triển tốt. Công ty cho biết doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng lần lượt 121% và 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2018, Vinamilk đã tăng công suất với các dây chuyền sản xuất mới cho các sản phẩm sẵn cũ và mới. Ban lãnh đạo dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi công suất nhờ tình hình tại Cambodia tiến triển thuận lợi.
Ban lãnh đạo Vinamilk cho biết không có kế hoạch tham gia vào mảng kinh doanh mới và nhấn mạnh sẽ tập trung vào mảng sữa. Tuy nhiên, gần đây công ty đã tăng gấp đôi công suất đồ uống và dự kiến mảng này sẽ có thêm nhiều hoạt động trong năm 2019.
Phiên 6/11, thị trường giằng co trong biên độ hẹp và đóng cửa giảm điểm do áp lực bán vào phiên chiều. VN-Index chốt phiên giảm 3,48 điểm (-0,38%) về còn 922,05 điểm và VN30-Index giảm nhiều hơn, 5,22 điểm (-0,58%) về 899,61 điểm với 20 mã giảm và 9 mã tăng điểm.
Nhóm Ngân hàng, Chứng khoán giảm điểm (BID, VCB, ACB, CTG, MBB) là nguyên nhân chính gây sức ép lên VN-Index, bên cạnh các cổ phiếu MSN (-1,4%), PLX (-1,1%), VJC (-1,2%) và HPG (-1%). Ngược lại, các cổ phiếu chính hỗ trợ chỉ số là VNM (+1,0%), BVH (+0,6%), DHG (+2,4%). Các nhóm ngành còn lại đa phần đều phân hóa và chưa có sự đồng thuận đáng chú ý.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm với cây nến ngày là nến giảm và gần như không có bóng nến, tuy nhiên thân nến ngắn cho thấy xu hướng giảm trong phiên là chưa rõ ràng. Thanh khoản ở mức tương đương nền khối lượng giao dịch tuần cho thấy trang thái điều chỉnh tích lũy trong phiên.
"Sau khi tích lũy, VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục tăng thử thách ngưỡng cản 930-940, tuy nhiên khối lượng giao dịch cần được cải thiện để giúp đà tăng được bền vững", SSI cho hay.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.