'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cơ chế giao chỉ tiêu tín dụng được Ngân hàng Nhà nước duy trì từ năm 2011 đến nay. Thực tế chứng minh đây là công cụ hiệu quả để cơ quan quản lý kiểm soát tăng trưởng cho vay của các ngân hàng cũng như phục vụ các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như lãi suất, cung tiền… để kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống tài chính.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trước khi sử dụng công cụ này, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất khó kiểm soát, nhiều năm tăng trên 30%/năm, kéo theo cuộc đua tăng lãi suất huy động. Từ năm 2011 tới nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm xuống khoảng 12% - 14%/năm. Dù mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều giai đoạn trước nhưng mức tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì là nhờ việc quản lý việc tăng trưởng tín dụng có chọn lọc thay vì “thả lỏng” như giai đoạn trước.
Nhưng khi ngành ngân hàng Việt Nam dần tiệm cận với những chuẩn mực quốc tế, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, việc duy trì cấp “room” tín dụng hàng năm như hiện nay liệu có còn cần thiết? Nhiều ý kiến đề xuất bỏ “room” tín dụng, trao quyền chủ động cho ngân hàng trong quyết định cho vay và chấp nhận rủi ro. Trên diễn đàn Quốc hội, có ý kiến của đại biểu Quốc hội nhận xét “room” tín dụng giống như cơ chế hành chính bao cấp, hàng năm các ngân hàng phải “đi xin” mới được nới “room”. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, Việt Nam nên sớm gỡ bỏ công cụ “room” tín dụng như một biện pháp hành chính nhằm kiểm soát hoạt động cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng. Để kiểm soát rủi ro, Ngân hàng Nhà nước có thể quản lý năng lực tài chính của ngân hàng thông qua hệ số an toàn vốn (CAR), thay vì khống chế trần tín dụng.
TS Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol (Anh quốc) cho biết, hiện rất ít quốc gia trên thế giới còn sử dụng công cụ “room” tín dụng như Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước nên kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua tiêu chuẩn về vốn theo Basel, kết hợp với công cụ quản lý ngân hàng hiện đại như kiểm tra định kỳ, thay vì khống chế trần tín dụng. Việc này vẫn tạo ra giới hạn tín dụng cho các nhà băng nhưng trên cơ sở định lượng, khách quan và minh bạch hơn.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng, nhận định việc cấp “room” chỉ nên được coi là giải pháp tạm thời trong 1 - 2 năm nữa. Về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước cần bỏ trần tín dụng, chỉ quản lý tăng trưởng tín dụng thông qua hệ số CAR kèm theo điều kiện là kiểm soát được việc tăng vốn của các nhà băng là thực chất.
Ở chiều ngược lại, có quan điểm cho rằng, bỏ “room” tín dụng là cần thiết song chưa phải lúc. Việt Nam vẫn có lý do để duy trì công cụ này. Nhiều người với quan điểm thận trọng vẫn đánh giá cao công cụ trần tín dụng, bởi nếu dỡ bỏ thì rất có thể các ngân hàng sẽ quay trở lại việc phát triển theo chiều rộng, đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn nhưng tiềm ẩn rủi ro cao.
Ông John Andre - chuyên gia nghiên cứu, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh giá tỷ lệ tín dụng trên GDP vẫn đang ở mức cao và có xu hướng tăng. Vì thế, việc mở cho tín dụng tăng tự do có thể gia tăng nguy cơ lạm phát, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Theo GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TP. HCM, không chỉ Việt Nam, hiện nhiều nước trong khu vực như Brunei, Ấn Độ và Trung Quốc đang áp dụng công cụ “room” tín dụng. Khác với các ngành nghề khác, ngành ngân hàng có rủi ro đổ vỡ dây chuyền rất cao. Ngân hàng tốt vẫn có thể gặp rủi ro thanh khoản từ thông tin tiêu cực của một ngân hàng yếu kém khác trong hệ thống. Việc áp đặt các quy tắc bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống - cẩn trọng vĩ mô - là điều các nước trên thế giới đang thực hiện.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, quốc gia nào cũng phải có “room” tín dụng, chỉ khác nhau ở chỗ là tính “room” và chặn “room” như thế nào. Luật sư Đức cho rằng phải giới hạn tín dụng, còn nếu bỏ “room” tín dụng hiện nay thì cũng phải thay bằng một biện pháp khác tương tự.
Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho hay, tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng ngay cả khi không có hạn mức tín dụng thì cũng có giới hạn. Bởi lẽ, hoạt động tín dụng, quy mô tín dụng của các tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh bởi các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hệ số sử dụng vốn, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, giới hạn cho vay đối với khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan… Vì thế, việc sử dụng kết hợp công cụ lãi suất và hạn mức tín dụng được cho là sẽ đảm bảo tính hợp lý giữa nguồn vốn và vốn cho vay, đảm bảo lãi suất và tăng trưởng tín dụng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về thực hiện mục tiêu kép nói trên.
Trong báo cáo gửi Quốc hội tháng 5 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc dỡ bỏ công cụ hạn mức tín dụng cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.
Trong quá trình điều hành, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện kết hợp triển khai đồng bộ việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Giới chuyên gia nhận định chỉ khi thị trường vốn phát triển, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn khác nhau thì mới giảm được áp lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng như hiện nay. Cần lưu ý, tín dụng chỉ là một trong số các kênh vốn, không thể đáp ứng hết tất cả nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ cần phát triển các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu, đầu tư công, thu hút vốn nước ngoài…
Theo GS.TS Trần Ngọc Thơ, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để kiểm soát tín dụng, chỉ sử dụng một số ít công cụ như cấp hạn mức tín dụng không hiệu quả bằng sử dụng đồng bộ các công cụ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.