Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố thông tin tài chính định kỳ năm 2022 của Công ty cổ phần (CTCP) Điện gió Phong Liệu với lợi nhuận sau thuế ở mức 124,2 tỷ đồng, tăng 168% so với thực hiện của cả năm 2021.
Tại ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Phong Liệu tăng 22,5% so với đầu năm lên 675,6 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) từ đó cũng tăng từ 8,41% lên 18,38%. Trong khi đó, tổng nợ phải trả của Phong Liệu là 1.135 tỷ đồng, giảm gần 9% so với cuối năm 2021.
Chiếm 804 tỷ đồng trong cơ cấu nợ của Phong Liệu là dư nợ trái phiếu tới từ lô PLWCH213500 1, được phát hành ngày 18/6/2021 và mất gần 3 tháng để hoàn tất. Lô trái phiếu có tổng giá trị theo mệnh giá là 914 tỷ đồng, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.
PLWCH2135001 có kỳ hạn 14 năm (đáo hạn ngày 2/4/2035), lãi suất áp dụng cho năm đầu tiên là 8%/năm, ở các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất được xác định bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,9%/năm.
Trái chủ mua trọn lô trái phiếu này là một tổ chức tín dụng dưới sự thu xếp của CTCP Chứng khoán MB (MBS) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank). Mục đích của đợt phát hành là thanh toán các chi phí xây dựng và thiết bị để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Phong Liệu tại xã Tân Thành và Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Dự án có công suất 48 MW, tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng.
Điện gió Phong Liệu lãi lớn năm 2022 trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh thua lỗ dưới áp lực chi phí lãi vay tăng cao.
Được biết, CTCP Điện gió Phong Liệu được thành lập vào tháng 8/2019, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc là ông Võ Duy Tấn (SN 1959) - cựu Chủ tịch HĐQT của CTCP Long Việt (Lovico Group).
Tại thời điểm mới thành lập, công ty có số vốn điều lệ ban đầu 310 tỷ đồng, là công ty con của CTCP Đầu tư Mai Phong (sở hữu 99% vốn), hai cổ đông còn lại là bà Lê Thị Ái Loan (0,5%) và CTCP Thuỷ điện Đakrông (0,5%). Tháng 11/2019, Phong Liệu bất ngờ điều chỉnh quy mô vốn xuống còn 50 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu về cơ bản không có nhiều sự thay đổi.
Cập nhật đến ngày 24/12/2021, vốn điều lệ của công ty được nâng lên thành 505 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố.
Trên thực tế, phần lớn dự án điện gió báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kinh doanh thua lỗ đều tập trung ở Nam Trung Bộ (gồm Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ) - khu vực từng ghi nhận thực trạng bùng nổ điện gió, công suất vượt quy hoạch vài năm trước.
Là đơn vị vận hành nhà máy điện gió Ea Nam (Đắk Lắk), công suất 400 MW - công trình điện gió lớn nhất cả nước, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 lỗ gần 860 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn một tỷ đồng. Vận hành hai dự án cùng tên tại Gia Lai - Công ty cổ phần Phong điện Ia Pết Đak Đoa số 1 và Ia Pết Đak Đoa số 2 cũng nối dài danh sách dự án lỗ trăm tỷ.
Ngoài ra, ngành điện gió còn ghi nhận hàng loạt doanh nghiệp báo lợi nhuận âm hàng chục tỷ đồng, như Phong điện Chợ Long, Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1, Phong điện Yang Trung.
Trong số các doanh nghiệp kể trên, 3 đơn vị không hoàn thành dự án kịp tiến độ để hưởng giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) trong 20 năm, còn lại đều là những dự án về đích đúng hạn. Tuy nhiên, các dự án chậm tiến độ lại có mức lỗ thấp so với nhóm được hưởng giá FIT, trừ Phong điện Yang Trung.
Điểm chung của các doanh nghiệp dự án điện gió thua lỗ là sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua huy động lượng lớn vốn vay từ trái phiếu doanh nghiệp. Công thức chung khi huy động trái phiếu của nhóm này là trả lãi suất cao (9-10,75% một năm) trong giai đoạn đầu, sau đó thả nổi theo lãi suất tham chiếu. Báo cáo gửi HNX của các đơn vị này đều ghi nhận hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu từ 4 lần trở lên, có doanh nghiệp nợ cao hơn vốn 5-6 lần.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.