TP. HCM lên kế hoạch phát triển 6 tuyến BRT, tổng chiều dài 100km đường

Thảo Lê - 08/06/2022 14:42 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 8/6 Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp cùng Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đã tổ chức hội thảo về “Phương án sử dụng xe buýt điện cho dự án giao thông xanh TP. HCM”.

VNF
Ông Trần Quang Lâm giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM phát biểu tại hội thảo (ảnh Thảo Lê).

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, nêu rõ TP. HCM là địa phương lớn nhất trên cả nước về dân số, thế nhưng giao thông, hạ tầng lại đang ở tình trạng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Bài học từ các nước phát triển là giao thông công cộng phải nhanh chóng phát triển.

Tại TP. HCM, giao thông công cộng đã có đề án phát triển đến năm 2030. Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã có nghị quyết thông qua, có mục tiêu, lộ trình cho các năm tới. Theo nghi quyết, việc phát triển giao thông công cộng ngoài giải pháp hạ tầng, phải có giải pháp phân vùng phương tiện theo tiêu chuẩn khí thải, sử dụng năng lượng sạch.

Hiện Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đang ưu tiên phát triển giao thông công cộng theo định hướng phát triển bền vững, hướng tới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Đại diện World Bank phát biểu tại hội thảo (ảnh Thảo Lê)

TP. HCM trong 10 năm qua đã phát triển xe buýt CNG (xe buýt sạch sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường) với tỷ lệ khoảng 20%, tức đang có khoảng 400 xe CNG. Quy mô mạng lưới giao thông công cộng toàn thành phố đang có 126 tuyến, với tổng số 2.100 phương tiện xe công cộng. Kế họach phát triển từ nay đến năm 2025 sẽ đạt 260 tuyến với 3.000 phương tiện.

TP. HCM có kế hoạch phát triển 6 tuyến xe buýt nhanh (BRT), với tổng số dự kiến là 100km đường.

Dự kiến đến năm 2030, thành phố sẽ tăng gấp đôi số lượng phương tiện giao thông công cộng so với hiện nay, tức đạt khoảng  4.200 phương tiện, trong đó chưa kể các loại hình xe đưa rước học sinh sinh viên.

Theo ông Shige Sakaki- chuyên gia điều phối chương trình giao thông tại Việt Nam của Word Bank, vận tải công cộng đang là vấn đề rất quan trọng với TP. HCM trong bối cảnh xe máy, xe ô tô quá nhiều dẫn đến tắc nghẽn giao thông.

Hiện TP. HCM đang xây dựng đường metro, đường BRT, do vậy ông Shige lưu ý vấn đề đặt ra là làm sao tăng cường giao thông công cộng, cũng như làm sao tăng tính hấp dẫn cho giao thông công cộng TP. HCM.

Ngân hàng Thế giới có các chuyên gia từ Singgapore, Washiongton DC, chuyên gia năng lượng sẽ đồng hành, mang đến kinh nghiệm bổ ích cho chính quyền TP. HCM trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp với tình hình giao thông của TP. HCM.

Ông Lương Minh Phúc, giám đốc ban quản lý dự án các công trình giao thông của Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, nhấn mạnh đến việc lựa chọn phương tiện cho dự án giao thông công cộng của TP. HCM phải “Thích ứng điều kiện hạ tầng cho hệ thống, đó chính là đặc thù của TP. HCM mưa nhiều ngập nước trên nhiều tuyến đường”.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích về ưu việt và xu hướng sử dụng xe buýt điện trên thế giới, cũng như đã được sử dụng thành công ở một số quốc gia. Xe buýt điện đã và đang đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn trong dự án giao thông xanh. Nhà cung cấp xe buýt điện tại Việt Nam cũng đã có sẵn. Tuy nhiên vấn đề đầu xe buýt điện đòi hỏi chi phí ban đầu khá lớn, các chi phí vận hành, duy tu bảo trì… cũng cần phải tính toán đến.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm

Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm

(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.