Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo số liệu của Cục Thống kê TP. HCM, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố ước đạt trên 170.021 tỷ đồng, đạt 36,2% dự toán và giảm 3,2% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân là do cả 3 khoản thu chính là thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu đều sụt giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, thu nội địa ước thực hiện 118.346 tỷ đồng, đạt 38,5% dự toán, chiếm 69,6% tổng thu cân đối và giảm 1,9% so với cùng kỳ.
Trong khoản thu này, thu từ doanh nghiệp Nhà nước ước thực hiện 11.573 tỷ đồng, đạt 37,2% dự toán, chiếm 6,8% tổng thu và tăng 4,7%; thu từ khu vực ngoài Nhà nước ước thực hiện 39.494 tỷ đồng, đạt 45,3% dự toán, chiếm 23,2% tổng thu và tăng 11,2%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10 ước thực hiện 28.738 tỷ đồng, đạt 45,3% dự toán, chiếm 16,9% tổng thu và tăng 2,4%.
Thu dầu thô ước thực hiện 8.585 tỷ đồng, đạt 53,7% dự toán, chiếm 5,1% tổng thu cân đối và giảm 6,6%.
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 43.090 tỷ đồng, đạt 29,6% dự toán, chiếm 25,3% tổng thu cân đối và giảm 6%.
Theo Sở Tài chính TP. HCM lượng tiền mặt đổ về kho bạc đã giảm dần. Trước đây mức thu bình quân mỗi ngày của TP. HCM đạt khoảng 1.700 đến 1.800 tỷ đồng, đến cuối tháng 3 và tháng 4 vừa qua, mức thu chỉ còn khoảng 1.500 tỷ đồng/ngày.
Nguyên nhân lớn nhất khiến số thu sụt giảm là do có liên quan đến khoản thu ở lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Năm 2022 khoản thu từ chuyển nhượng bất động sản và chứng khoán đang vận hành tốt.
Hiện mức thu từ các hoạt động bất động sản đã giảm trên 50%, bao gồm cả thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản và thu từ hoạt động chuyển nhượng của các công ty bất động sản. Bên cạnh đó, khoản thu từ dịch vụ chứng khoán cũng ghi nhận giảm trên 70% do thanh khoản thị trường sụt giảm sâu.
Dù đã đi qua 1/3 chặng đường và khả năng sẽ hoàn thành dự toán được giao, tuy nhiên áp lực lên hoạt động thu ngân sách ở TP. HCM vẫn hiện hữu rất lớn khi kinh tế thành phố còn không ít khó khăn, thách thức.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, trong tháng 4 vừa qua, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn giảm 9,6% về số lượng và giảm gần 25% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư bổ sung cũng giảm 59%. Tính chung, tổng vốn đăng ký và bổ sung trong tháng Tư vừa qua là hơn 240.000 tỷ đồng, giảm tới 43,33 % so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động trong tháng Tư ghi nhận tăng gần 24%, với gần 15.000 doanh nghiệp và chỉ có hơn 5.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 26% so với cùng kỳ; và có 1.207 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Mặt khác, đầu tư nước ngoài vốn là một trong những điểm sáng của TP. HCM trước đây, hiện đang có chiều hướng giảm.
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, thành phố thu hút được gần 980 triệu USD, giảm 23,45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tình hình khó khăn hiện nay của cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh các giải pháp thu đúng thu đủ, vấn đề nuôi dưỡng nguồn thu sẽ là trọng tâm mà TP. HCM cũng như ngành tài chính cần có giải pháp tập trung triển khai thực hiện trong những tháng còn lại của năm nay.
Trong đó, chính sách tài khóa vẫn đóng vai trò quan trọng, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và chống chịu với những tác động từ thách thức mới đặt ra.
Theo tính toán của ngành thuế, những khoản hỗ trợ này sẽ dồn vào tháng 11-12/2023, có thể một phần qua tháng 1/2024.
Thành phố sẽ có khoảng 17.000 tỷ đồng tiền giảm thuế, đây sẽ là động lực giúp bổ sung ngay tài chính cho doanh nghiệp. Trong đó, tiền thuế giá trị gia tăng là 8.000 tỷ đồng, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp 7.000 tỷ đồng…
Mặt khác, hiện Chính phủ đang đề xuất quốc hội thông qua chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%, từ 10% xuống còn 8%. Nếu chính sách này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, in ấn… như năm ngoái, các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 10.000 tỷ đồng trong năm 2023.
Tuy nhiên, nếu chính sách áp dụng giảm 2% cho tất cả các lĩnh vực chịu thuế giá trị gia tăng, khoản hỗ trợ này sẽ rất lớn. Hiện thành phố vẫn chưa tính toán được, tuy nhiên con số hỗ trợ có thể lên đến 15.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn còn có thể được hỗ trợ giảm thuế thông qua chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường; Quyết định 01/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tổng số tiền giảm thuế trong năm 2023 ước tính lên tới 23.000 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.