Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, Phó ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho biết, từ 18 giờ ngày 22/8 đến 18 giờ ngày 23/8, TP đã lấy 15.026 mẫu xét nghiệm RT-PCR, trong đó có 11.543 mẫu đơn và 3.483 mẫu gộp, với 41.981 người được lấy mẫu tại các khu cách ly, khu dân cư, khu sản xuất tập trung.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết thêm để bóc tách toàn bộ F0 trong cộng đồng thì TP phải hoàn thành lấy 2 triệu mẫu đến hết ngày 25/8. Ngày 23/8, TP đã lấy được khoảng 170.000 mẫu test nhanh, trong đó có 6.000 mẫu cho kết quả dương tính, tỷ lệ này thấp hơn 5% theo hướng dẫn WHO.
“Dương tính khoảng 6.000/170.000 mẫu, tỷ lệ dương tính trong cộng đồng như vậy là ở mức cho phép. Phải làm sao người dân ở 'vùng đỏ, vùng cam' được xét nghiệm hết, từ đó, đánh giá tình hình dịch bệnh và tham mưu cho thành phố các giải pháp chống dịch sắp tới”, ông Hưng nói.
Cũng theo Phó giám đốc sở Y tế, để triển khai được với khối lượng lớn, ngành y tế yêu cầu người dân tự test nhanh với sự hướng dẫn của ngành y tế hoặc lực lượng địa phương được tập huấn đồng thời đẩy mạnh việc truyền thông, hướng dẫn cho người dân hiểu về kỹ thuật lấy mẫu dưới nhiều hình thức như phát video hướng dẫn trên đài truyền hình, web điện tử của quận, huyện và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dự kiến, từ ngày 24/8 trở đi, số lượng mẫu cần lấy sẽ đáp ứng đủ yêu cầu.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết, với chiến lược xét nghiệm tầm soát trên diện rộng như hiện nay, dự báo số ca F0 trong thời gian tới sẽ tăng lên, do đó nhu cầu điều trị F0 sẽ tăng.
Hiện nay, bên cạnh phương án mở rộng tầng 2 và tầng 3 trong tháp 3 tầng điều trị, TP đang tiến hành đẩy mạnh mở rộng tầng 1, đây là tầng quan trọng để giảm thiểu người bệnh chuyển nặng. Việc mở rộng tầng này sẽ làm giảm áp lực y tế lên tầng 2,3, từ đó giảm tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo việc chăm sóc trường hợp F0 đang được theo dõi tại nhà và đảm bảo người dân mắc bệnh khác tại cộng đồng vẫn được chăm sóc điều trị tốt, Sở Y tế đã phối hợp các quận huyện để thành lập trạm y tế lưu động. Mỗi phường thành lập từ 2-3 trạm y tế lưu động tùy số lượng F0 trên địa bàn.
Về kế hoạch thành lập 400 trạm y tế lưu động, đến ngày 23/8, đã có tổng số 274 trạm y tế lưu động được thành lập trên toàn TP. Thành phố sẽ tăng tốc để hoàn thành 400 trạm trong thời gian sớm nhất.
“Với tình hình số lượng F0 dự báo sẽ tăng cho thời gian tới, người dân cần hết sức bình tĩnh vì điều này nằm trong kịch bản của ngành y tế. Để ứng phó với vấn đề này, TP đã triển khai đồng loạt các phương án như chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà, thành lập trạm y tế lưu động để chăm sóc điều trị bệnh nhân”, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho biết thêm.
Về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến ngày 23/8, TP đã tiêm tổng số 5.501.732 mũi, trong đó có 5.291.196 mũi 1, đạt tỷ lệ 78,9% người dân (trên 18 tuổi) và 210.536 mũi 2, đạt 3,1% người dân (trên 18 tuổi).
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng thông tin thêm về năng lực tổ chức tiêm vắc xin của TP, có ngày đạt trên 300.000 mũi, cho thấy hệ thống có thể tiêm số lượng lớn.
Tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở y tế lưu ý: “Có một thông tin cần thiết là vắc xin tốt nhất là vắc xin có sớm, người dân không nên lựa chọn vắc xin, chờ đợi vắc xin khác. Người dân phải hiểu, tiêm sớm phòng sớm, nếu không may nhiễm bệnh thì vô cùng đáng đáng tiếc”.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.