Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 10/10, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh các Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi và TP. HCM đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ năm 2024.
Tại hội nghị, lãnh đạo TP. HCM cùng 6 tỉnh vùng duyên hải miền Trung đã công bố danh mục mời gọi đầu tư 702 dự án; trong đó TP. HCM có 84 dự án, Bình Định 322 dự án, Bình Thuận 119 dự án, Ninh Thuận 55 dự án, Phú Yên 70 dự án, Quảng Ngãi 34 dự án và Khánh Hòa 18 dự án.
Các dự án tập trung trong các lĩnh vực như: công nghiệp; thương mại, dịch vụ; logistic; xây dựng; hạ tầng; y tế và giáo dục – đào tạo…
Dịp này, UBND tỉnh Bình Định cũng trao quyết định chủ trương đầu tư cho 5 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án Nhà máy sản xuất viên nén sinh học và chế biến vật liệu gỗ nội thất tại Cụm công nghiệp (CCN) thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh) có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 823 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân làm chủ đầu tư;
Dự án Nhà máy chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Hoài Châu tại CCN Hoài Châu (TX Hoài Nhơn) có tổng vốn đăng ký đầu tư 550 tỷ đồng do Công ty CP Lâm nghiệp Kim Thành Lập làm chủ đầu tư;
Dự án Nhà máy sản xuất giấy bao bì tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa (TX An Nhơn) có tổng vốn đầu tư 260 tỷ đồng do Công ty CP Giấy Hoàng Hà Bình Định làm chủ đầu tư.
Dự án Nhà máy sản xuất giấy bao bì tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa, tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng do Công ty TNHH Phú An Thành Bình Định làm chủ đầu tư.
Dự án nhà máy sản xuất nhôm sắt cao cấp tại CCN Cát Nhơn (huyện Phù Cát), có tổng vốn đầu tư 115 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Gỗ Phú Tài Bình Định làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định cũng ký kết ghi nhớ hợp tác với 2 nhà đầu tư là Công ty CP Tư vấn và Đầu tư C+ và Công ty CP Cơ Khí Eurorack với nội dung xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp ngành ô tô, sản xuất công nghệ cao; nhà máy sản xuất các sản phẩm, linh kiện phục vụ cho hệ thống kho bãi và logistics; xây dựng hệ thống kho bãi thông minh và hệ thống chuỗi cung ứng logistics.
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, vùng Duyên hải Trung có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế biển, cảng biển. Trong đó, một trong những lợi thế lớn nhất của các địa phương trong Vùng là vị trí địa lý gần đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là TP. HCM và các địa phương đều giáp biển, với nhiều đầm, vịnh, bãi biển đẹp.
Trong những năm qua, các địa phương trong vùng đã có những nỗ lực mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy vùng Duyên hải Trung bộ dần trở thành một trong những vùng phát triển năng động hàng đầu cả nước.
Thay mặt lãnh đạo 6 tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cam kết khi đầu tư tại tỉnh Bình Định nói riêng và các địa phương vùng Duyên hải Trung bộ nói chung, các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ luôn được tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án thành công và phát triển bền vững.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.