Trắc trở ngã rẽ mới của Vinalines

Anh Minh - 28/07/2019 15:56 (GMT+7)

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - đơn vị nắm đội tàu biển lớn nhất nước và hệ thống cảng biển trọng yếu trải dài từ Bắc tới Nam - sắp bắt đầu một hải trình mới được dự báo rất khó khăn với vị thế là một công ty cổ phần.

VNF
Vinalines sắp bắt đầu một hải trình mới được dự báo rất khó khăn với vị thế là một công ty cổ phần.

Bị động

Đến nay, thời điểm tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) để khép lại lộ trình cổ phần hóa đã kéo dài suốt 5 năm qua vẫn là một ẩn số.

Trước đó, vào ngày 16/7, Vinalines đã có thông báo thay đổi ngày tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, từ 29/7/2019 sang ngày 30/7/2019. Đây đã là lần thứ 4 kể từ tháng 9/2018 - thời điểm hoàn thành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Vinalines phải thay đổi kế hoạch tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông lần đầu.

Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Truyền thông của Vinalines cho biết, việc phải lùi thời gian họp Đại hội đồng cổ đông lần đầu chỉ là vấn đề kỹ thuật, nhằm phù hợp với Thông tư 34/2019/TT-BTC ngày 11/6/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực từ ngày 29/7/2019.

“Vinalines phải chờ sau ngày Thông tư số 34/2019/TT- BTC có hiệu lực để đáp ứng đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp đầu tư100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần”, ông Hải cho biết.

Vinalines đã chính thức gửi thư mời tới các cổ đông và công bố các thông tin liên quan đến họp Đại hội đồng cổ đông lần đầu như dự thảo điều lệ; báo quá trình cổ phần hóa công ty mẹ; tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2019 - 2020… Tuy nhiên, chiều 24/7, doanh nghiệp này vẫn chưa thể chắc chắn 100% đối với kế hoạch tổ chức Đại hội vào ngày 30/7 do tiếp tục phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính liên quan đến việc hạch toán số tiền đã bỏ ra để mua lại 75,01% cổ phần của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn vào tháng 6/2019.

Không chỉ gặp khó trong việc tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu, kể từ năm 2014 đến nay, phương án cổ phần hóa của Vinalines cũng phải trải qua 3 lần thay đổi. Trong phương án cuối cùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2018, hình thức cổ phần hóa công ty mẹ - Vinalines là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cơ cấu vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu tại công ty mẹ - Vinalines là Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 14,8% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và tổ chức công đoàn 2% vốn điều lệ.

Trên thực tế, kết quả IPO của công ty mẹ - Vinalines đã không đạt được như phương án đề ra. Phiên đấu giá IPO của Vinalines được tổ chức vào ngày 5/9/2018 chỉ bán được 1,1% trên tổng số gần 490 triệu cổ phần đưa ra đấu giá. Với kết quả IPO nói trên, cổ đông Nhà nước nắm tới 99,4% vốn của công ty mẹ - Vinalines (khoảng 12.000 tỷ đồng).

Khởi đầu vất vả

Lãnh đạo Vinalines đã thận trọng khi xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn đầu tiên chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2019 - 2020 của Vinalines đang xin ý kiến các cổ đông, “ông lớn” ngành hàng hải đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn.

Cụ thể, trong năm 2019, Vinalines dự kiến đạt doanh thu hợp nhất 13.874 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 953 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ - Vinalines đạt doanh thu 1.649 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 0 đồng. Công ty mẹ - Vinalines dự kiến có lần đầu tiên thực hiện trả cổ tức vào năm 2020 ở mức 1,4%.

Trước đó, tháng 5/2019, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 137/QĐ-UBQLV phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2019 của Vinalines trên cơ sở đề nghị của chính nhóm người đại diện phần vốn đang nắm hơn 99% vốn điều lệ tại tổng công ty này. Theo yêu cầu của Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, công ty mẹ - Vinalines phải hoàn thành 3 chỉ tiêu kinh doanh chính trong năm 2019 là đạt sản lượng vận tải biển 4.670.000 tấn, doanh thu 1.549 tỷ đồng, lợi nhuận 0 đồng.

Một lãnh đạo Vụ Công nghệ và hạ tầng (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) cho biết, đã cân nhắc rất kỹ khi chỉ yêu cầu Vinalines đạt mức lợi nhuận 0 đồng năm 2019, trong khi năm ngoái lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 261 tỷ đồng. Lý do là, năm 2018, Bộ Giao thông - Vận tải giao công ty mẹ - Vinalines đạt mức lợi nhuận âm 800 tỷ đồng do phải thực hiện một loạt chương trình tái cơ cấu đội tàu, trong đó chấp nhập bán dưới giá thành nhiều tàu già để cắt lỗ. Song do phần lớn chương trình đã không thể hoàn thành, nên khoản lỗ kế hoạch này sẽ dồn sang năm 2019 và một số năm tiếp theo.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, Vinalines sẽ phải thanh lý, chuyển giao khoảng 23 tàu với tổng trọng tải 500.000 DWT, chủ yếu là các tàu già, hoạt động kém hiệu quả để cắt lỗ. Dự kiến, vận tải biển - một trong ba trụ cột kinh doanh của Vinalines - vẫn tiếp tục là gánh nặng lớn trong vài năm tới.

“Năm nay, thị trường vận tải biển còn kém hơn năm 2018 khi chỉ số mức phí thuê tàu chở nguyên liệu thô (BDI) giữa tháng 2/2019 chỉ bằng 40 - 50% của cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng lớn ở thị trường nội địa tiếp tục là khó khăn đối với vận tải biển”, lãnh đạo Vinalines nói.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cổ phiếu du lịch vào mùa, lên đà tăng nóng

Cổ phiếu du lịch vào mùa, lên đà tăng nóng

(VNF) - Bước vào mùa cao điểm du lịch, cổ phiếu của nhiều công ty trong ngành đã bắt đầu “thăng hoa” trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó, nhiều công ty cũng ghi nhận mức lợi nhuận vô cùng ấn tượng trong quý I/2024.

Vừa đổi tên, Vincent land group muốn làm khu công nghiệp 200ha ở Quảng Nam

Vừa đổi tên, Vincent land group muốn làm khu công nghiệp 200ha ở Quảng Nam

(VNF) - Sau khi đổi tên thành Công ty cổ phần Vincent land group, doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Viết Dũng muốn làm khu công nghiệp quy mô từ 200ha đến 300ha tại huyện Thăng Bình thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai.

OCB mừng tuổi 28 với loạt quà tặng giá trị dành cho chủ thẻ

OCB mừng tuổi 28 với loạt quà tặng giá trị dành cho chủ thẻ

(VNF) - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 28 năm thành lập, OCB tri ân khách hàng chủ thẻ với hàng loạt quà tặng và ưu đãi hấp dẫn với tổng giá trị lên đến hơn 2,8 tỷ đồng.

Thanh tra ra kết luận, truy thu 84 tỷ của Tập đoàn Nam Mê Kông

Thanh tra ra kết luận, truy thu 84 tỷ của Tập đoàn Nam Mê Kông

(VNF) - Tập đoàn Nam Mê Kông bị truy thu thuế, tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp thuế với tổng số tiền gần 84 tỷ đồng. Doanh thu Quý I/2024 chỉ bằng tiền nộp truy thu, hàng tồn kho gần 2.200 tỷ đồng, nợ phải trả gần 2.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận: Công nghệ cốt lõi ngoài tầm tay Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận: Công nghệ cốt lõi ngoài tầm tay Trung Quốc

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này phải đối mặt với nhiều hạn chế trong cuộc đua trở thành cường quốc công nghệ thế giới. Ông thừa nhận rằng khả năng đổi mới của nước này “tương đối yếu” và các nhà khoa học đang bị quá tải.

Những gương mặt mới trên HoSE: Hàng chất, lên sàn giá tăng

Những gương mặt mới trên HoSE: Hàng chất, lên sàn giá tăng

(VNF) - Nửa đầu năm 2024, HoSE đón 6 tân binh đều là những doanh nghiệp, ngân hàng có quy mô hoạt động tầm trung trở lên, bao gồm nhiều tên tuổi, thương hiệu có tiếng trên thị trường.

Bình Định: Đấu giá tìm nhà đầu tư khu đô thị 910 tỷ đồng

Bình Định: Đấu giá tìm nhà đầu tư khu đô thị 910 tỷ đồng

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị phía Tây Nam cầu Long Vân tại phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.

Dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ: Hà Nội xử lý nghiêm, không có vùng cấm

Dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ: Hà Nội xử lý nghiêm, không có vùng cấm

(VNF) - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết: "Sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và không có vùng cấm đối với vụ việc liên quan tới 77 lô đất dịch vụ tại phường La Khê, quận Hà Đông".

Toyota Veloz Cross và Avanza Premio lại bị triệu hồi vì nỗi lo an toàn

Toyota Veloz Cross và Avanza Premio lại bị triệu hồi vì nỗi lo an toàn

(VNF) - Toyota Việt Nam vừa phát đi thông báo triệu hồi để bổ sung điểm hàn ở sàn xe đối với 463 chiếc MPV đa dụng Veloz Cross và Avanza Premio.

DN mới nổi muốn làm khu đô thị 1.000 tỷ ở Thái Nguyên

DN mới nổi muốn làm khu đô thị 1.000 tỷ ở Thái Nguyên

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Chiến Công là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ thực hiện dự án Khu đô thị Vạn Xuân 3 tại Thái Nguyên.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.