'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vàng thau lẫn lộn
Phát biểu tại một sự kiện mới đây, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup khẳng định thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam đang có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư “tay mơ”.
“Có một nhà đầu tư là bác sĩ từng phải chật vật tìm cách bán lại lô trái phiếu bất động sản trị giá 7 tỷ đồng vì tin vào cam kết mua lại bất cứ lúc nào của đơn vị phát hành”, ông Thuân dẫn chứng.
Đồng quan điểm, bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý quỹ PVI nhận định nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa thực sự hiểu về thị trường TPDN.
“Điều này cũng dễ hiểu khi mà những khái niệm liên quan đến thị trường TPDN như đường cong lãi suất, giá sạch, giá bẩn, giao dịch thông thường, giao dịch repo hay những phương pháp tính toán như tổn thất tín dụng kỳ vọng, tổn thất tín dụng vỡ nợ,… đều là những thứ trừu tượng, khó hiểu đối với nhà đầu tư cá nhân, thậm chí là cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp hay làm trong ngành tài chính”, bà nói.
Sự phức tạp trên thị trường cũng như thiếu công cụ định giá chính là nguyên nhân khiến nhà đầu tư đối mặt nhiều rủi ro và bị thiệt thòi khi rót tiền vào thị trường TPDN. Qua thực tế từ nhiều vụ việc như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… có thể thấy rằng nhà đầu tư trái phiếu ở Việt Nam đang phải đối mặt với thực tế “lãi suất thấp hơn rủi ro” khi mua TPDN.
Đại diện FiinGroup chỉ ra, do không có đường cong lãi suất để tham chiếu nên nhiều nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân tại thị trường TPDN Việt Nam không xác định được đâu là “trái phiếu đắt”, đâu là “trái phiếu rẻ”.
Nói một cách cụ thể, thông thường, chẳng hạn như khi sở hữu một trái phiếu được phát hành với lãi suất danh nghĩa 10%/năm, nhà đầu tư sẽ có kỳ vọng khoản đầu tư đem lại lợi nhuận tương đương lãi suất danh nghĩa nói trên. Tuy nhiên, điều này sẽ có “sai số” nếu như sau một khoảng thời gian phát hành, doanh nghiệp phát hành khó khăn thanh khoản và không trả được lãi, gốc cho nhà đầu tư.
Ở các thị trường TPDN khác, nhà đầu tư thường sử dụng nhiều công cụ để quản trị rủi ro, trong đó có cơ sở dữ liệu để tính toán đường cong lãi suất - bảng dữ liệu so sánh mà thị trường dùng làm tham chiếu khi đầu tư TPDN để biết trái phiếu được định giá đắt hay rẻ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều đơn vị đang phải áp dụng công thức tính lãi suất trái phiếu theo hướng: lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng phần bù rủi ro bình quân (khoảng 2-5%), dẫn đến giá trái phiếu được công bố trên HNX không phải là giá chuẩn. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư vẫn định giá trái phiếu dựa trên kinh nghiệm hoặc tham khảo ý kiến từ những nhà đầu tư khác.
Ví dụ như, do không có đường cong lãi suất để tham chiếu nên nhiều nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân tự nhận định rằng lãi suất danh nghĩa 10%/năm là hấp dẫn vì cao gấp 2 lần tiền gửi ngân hàng. Nhưng họ lại không lường trước được đó là trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp rủi ro cao. Khi đó, trái phiếu “rẻ” lại hóa trái phiếu “đắt”.
Thực trạng này khá phổ biến ở giai đoạn thị trường TPDN bùng nổ. Thời điểm đó, có không ít doanh nghiệp lợi dụng việc thị trường “tranh tối, tranh sáng”, lập lờ thông tin để chào bán trái phiếu với lãi suất 9 – 10%/năm, thậm chí lên tới hàng chục phần trăm mỗi năm để thu hút nhà đầu tư cá nhân. Song, có nhiều trường hợp đến nay vẫn chưa thể thu được gốc và lãi, từ đó khiến thị trường hỗn loạn.
Vai trò của đường cong lãi suất
Ông Trần Phú Việt, Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Bộ phận Dữ liệu tài chính của FiinGroup nhấn mạnh, đường cong lãi suất là hạ tầng mềm quan trọng của thị trường vốn.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, với đường cong lãi suất, họ có thể hiểu rõ hơn về rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng, từ đó đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn. Đối với nhà đầu tư tổ chức, đường cong lãi suất giúp xác định và điều chỉnh tỷ trọng đầu tư của TPDN trong danh mục đầu tư, triển khai và ứng dụng các mô hình đầu tư và quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp phát hành, đây cũng sẽ là công cụ có thể tham khảo để làm cơ sở cho tối ưu chiến lược vốn và hỗ trợ xác định lãi suất phát hành phù hợp với khẩu vị đầu tư của nhóm nhà đầu tư mà doanh nghiệp nhắm đến.
Đại diện FiinGroup cho biết, cơ sở để FiinGroup nghiên cứu, xây dựng và đưa ra đường cong lãi suất chính là dữ liệu về lịch sử vỡ nợ/chậm trả của các doanh nghiệp phát hành. những trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức AAA- AA thì YTM (lợi suất đáo hạn của trái phiếu) chỉ ở mức 7-8% nhưng nếu xếp hạng tín nhiệm ở mức CCC thì YTM lên tới 17-18% bởi vì những doanh nghiệp này có tỷ lệ chậm trả lên tới 40% trong 3 năm qua.
Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, đường cong lãi suất không là công cụ tham chiếu để tổ chức phát hành và nhà đầu tư định giá trái phiếu mà còn có thể đưa ra dự báo về mặt bằng lãi suất và triển vọng của nền kinh tế.
“Nếu đường cong lãi suất của trái phiếu kỳ hạn ngắn mà cao hơn lãi suất của các kỳ hạn dài thì chứng tỏ kinh tế sắp tới khó khăn. Còn nếu đường cong lãi suất xuôi chiều, tức lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn thì chứng tỏ sắp tới kinh tế sẽ phát triển bình thường, ổn định. Một đường cong lãi suất chuẩn còn có thể hỗ trợ dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong 6 tháng, thậm chí từ 1 - 2 năm tới”, ông nói.
Ở góc độ của một đơn vị xếp hạng tín nhiệm, Chủ tịch FiinGroup nhấn mạnh, tất cả các bên tham gia thị trường bao gồm doanh nghiệp phát hành, cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, xếp hạng tín nhiệm,… cần chung tay để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn.
Đại diện một số quỹ đầu tư cũng cho rằng, thị trường TPDN rất cần những bên thứ 3 độc lập thu thập, xử lý dữ liệu, đưa ra đường cong lãi suất chuẩn, từ đó giúp thị trường tham chiếu dựa trên cơ sở dữ liệu là cung – cầu thật, hạn chế rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành lẫn nhà đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.