'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lũy kế 7 tháng năm 2020, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt 9.053 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đi sâu hơn, doanh thu mảng bán lẻ tăng trưởng 4%, riêng tháng 7 tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 đã khiến PNJ phải đóng cửa hàng ở Đà Nẵng từ ngày 28/7-11/8, vì thế, khả năng sẽ làm ảnh hưởng một phần doanh thu PNJ trong tháng 8/2020.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, PNJ đã đưa ra các chương trình khuyến mãi cho từng khu vực và từng nhóm khách hàng vẫn còn nhu cầu mua sắm cao, thay vì các chương trình toàn quốc như năm trước để tối ưu chi phí. Động thái này được Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) kỳ vọng có thể giúp mảng bán lẻ của PNJ phục hồi lại vào trong nửa cuối năm nhờ các chương trình kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Riêng với mảng vàng miếng, mặc dù ghi nhận tăng trưởng doanh thu tốt (lên đến 59% trong tháng 7/2020) nhưng theo BSC, nhu cầu đầu cơ vàng miếng đang chững lại sau cơn sốt vàng trong giai đoạn tháng 6-7, vì thế động lực tăng trưởng doanh thu từ vàng miếng sẽ không còn đóng góp nhiều.
Đối với kênh sỉ, doanh thu 7 tháng ghi nhận mức giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo chia sẻ từ phía PNJ, thị trường chung đang co lại và nhiều cửa hàng trang sức tư nhân phải đóng cửa do sức mua kém của người dân. Theo khảo sát của Goldhub, giá trị nhu cầu trang sức Việt Nam trong nửa đầu năm nay đạt 318 triệu USD, giảm tới 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng quý II, nhu cầu trang sức giảm tới 54% chủ yếu do việc giãn cách xã hội nên hầu hết các cửa hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa.
Chốt 7 tháng năm 2020, PNJ đạt lợi nhuận trước thuế 495 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
7 tháng qua, PNJ đã tiến hành tái cơ cấu vị trí cửa hàng PNJ Gold hậu Covid-19. Tính tới tháng 7/2020, số lượng cửa hàng của PNJ còn 336, giảm 10 cửa hàng trong đó chủ yếu do chuỗi PNJ Silver giảm 10 cửa hàng có doanh thu kém (100 triệu đồng/tháng). Cùng với đó, PNJ Gold đóng 14 cửa hàng hoạt động không hiệu quả, lượt tương tác thấp như trong trung tâm thương mại hoặc siêu thị, thay vào đó mở 14 cửa hàng nhờ xuất hiện nhiều vị trí tốt hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn mở mới 24 cửa hàng PNJ Watch theo mô hình shop-in-shop với kế hoạch tập trung vào các dòng sản phẩm thời trang đi kèm với sản phẩm trang sức.
PNJ vẫn đặt mục tiêu hoàn thành mở mới 30 cửa hàng theo đúng kế hoạch đầu năm.
Trong báo cáo cập nhật về PNJ, BSC đánh giá cao ban lãnh đạo doanh nghiệp đã có chiến lược linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi của thị trường sau dịch.
Đầu tiên là việc tập trung vào sản phẩm trang sức có giá trị phù hợp hơn để thu hút khách hàng ở thị trường có thu nhập thấp hơn, trong đó tập trung các dòng sản phẩm trang sức có hàm lượng vàng cao hơn các loại sản phẩm trang sức có hàm lượng đá quý và kim cương có giá thành đắt hơn. Từ đó, PNJ mục tiêu tăng thị phần bằng cách thu hút lượng khách hàng mới ở các "vùng ven" với các dòng sản phẩm phù hợp túi tiền với người tiêu dùng.
Thứ hai, PNJ đã thay đổi tỷ trọng vàng miếng tăng lên 22% so với 16,9% do nhu cầu đầu cơ vàng miếng cao khi giá vàng liên tục tăng.
Thứ ba, PNJ đã tiến hành tái cấu trúc hoạt động kinh doanh với phương châm "Refresh". Theo đó, doanh nghiệp này đã miễn nhiệm 3 lãnh đạo cấp cao gồm giám đốc khối bán lẻ, giám đốc khối công nghệ thông tin và giám đốc cung ứng; đồng thời giao cho CEO Lê Trí Thông đảm nhận vị trí giám đốc bán lẻ và cung ứng tạm thời cho tới khi tuyển được nhân sự mới.
"Chúng tôi cho rằng trước tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn, PNJ đang đưa thêm các làn gió mới và chiến lược mới thay thế nhằm hoàn thành kế hoạch tái cấu trúc", chuyên gia của BSC nhìn nhận.
Bên cạnh động thái "thay máu" nhân sự, PNJ cũng tăng cường đầu tư vào công nghệ, giảm quy trình rườm ra, phân tích dữ liệu sâu để giảm tồn kho nhưng không mất cơ hội bán hàng, giảm thời gian chờ đợi và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Ngoài ra, PNJ đang tăng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn để thay thế sản phẩm nhập ngoại từ Italy, Indonesia và Trung Quốc, qua đó tăng được biên gộp lên.
Cho cả năm 2020, BSC dự báo doanh thu thuần của PNJ sẽ giảm 6,6% về mức gần 15.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 26% về mức 881 tỷ đồng.
Dù vậy, BSC vẫn kỳ vọng PNJ sẽ phục hồi lại với tăng trưởng bình quân 22% rong giai đoạn 2021-2025 nhờ vào các chiến lược: tái cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường và khách hàng; tăng các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng; tuyển dụng thêm nhân tài trong các vị trí chủ chốt công ty.
Tương đối lạc quan vào triển vọng kinh doanh của PNJ, trong báo cáo cập nhật mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhấn mạnh đến các lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của "nữ hoàng trang sức", cụ thể như: thương hiệu uy tín hàng đầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp, năng lực sản xuất và thiết kế dẫn đầu.
Những lợi thế này, theo VCSC, sẽ giúp PNJ đạt được gia tăng lợi nhuận sau năm 2020, bất chấp các rủi ro đến từ chi tiêu người tiêu dùng hạ nhiệt.
VCSC dự báo doanh số bán lẻ của PNJ sẽ tăng nhẹ 3% trong 6 tháng cuối năm 2020. Từ năm 2021, doanh số bán lẻ được kỳ vọng sẽ quay về đà tăng trưởng 2 chữ số nhờ bối cảnh vĩ mô và nhân khẩu học ổn định của Việt Nam – với tăng trưởng doanh số tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) phục hồi từ mức -2% trong năm 2020 lên 10% trong năm 2021 và 2022. Trong khi đó, số lượng cửa hàng mở thêm ròng trong năm 2020, 2021, 2022 được dự báo ở mức 15, 25, 30 cửa hàng.
Mức tăng số lượng cửa hàng mới trong năm 2020 bị ảnh hưởng bởi việc PNJ chủ động đóng cửa các cửa hàng có diễn biến kinh doanh kém tích cực (chủ yếu là các cửa hàng theo mô hình quầy bán trong trung tâm thương mại).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.