'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hai năm trở lại đây có thể coi là hai "năm hạn" của Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) khi doanh nghiệp được mệnh danh là "nữ hoàng trang sức" này liên tục phải đối mặt với các tác nhân tiêu cực.
Tháng 4/2019, "sự cố ERP" từng khiến PNJ mất tới 50% công suất sản xuất và sang tháng 5 mới chỉ phục hồi được 80%. Lợi nhuận hai tháng này theo đó đã giảm khoangr 20-30% so với cùng kỳ năm trước đó, theo ước tính của một số công ty chứng khoán.
ERP là hệ thống quản trị được Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung kỳ vọng sẽ tạo đà cho PNJ thực hiện cuộc "tái cấu trúc trên đỉnh" - như những gì đã từng thành công vào năm 2013. Tuy nhiên, "sự cố ERP" đã gây ngỡ ngàng cho không chỉ các nhân viên của PNJ mà còn đối với cả giới đầu tư.
Dù vậy, cả năm 2019, PNJ vẫn đạt tăng trưởng doanh thu thuần 17% và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 24%.
Nếu coi "sự cố ERP" là một trận mưa dông bất chợt thì Covid-19 là một cơn bão thực sự. Lũy kế 7 tháng năm 2020, doanh thu thuần của PNJ gần như đi ngang, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm tới 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Viễn cảnh u ám hiện ra. Trong một báo cáo công bố gần đây, Công ty Chứng khoán SSI đã nêu khuyến nghị "Bán" đối với cổ phiếu PNJ, dựa trên quan điểm rằng mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ của PNJ khó có thể tiếp tục trong các quý tới, do công ty đã triển khai rất nhiều hoạt động khuyến mại; cùng với đó, tác động của dịch bệnh kéo dài làm giảm thu nhập khả dụng trong nước; và khả năng cắt giảm chi phí đang bị giới hạn.
SSI dự báo lợi nhuận năm 2020 của PNJ sẽ giảm gần 25%, trong khi đó, lợi nhuận năm 2021 phục hồi không thực sự mạnh mẽ với mức tăng dự báo chỉ 8,4%.
Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành trang sức Việt Nam, PNJ sở hữu lợi thế cạnh tranh ít nhà kinh doanh trong nước nào sánh được là năng lực sản xuất và chế tác trang sức. Cùng với sức mạnh thương hiệu và chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện tại, dù gặp khó khăn nhưng vị thế của PNJ trong ngành nhiều khả năng sẽ không chịu ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp này. Khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19 đã rõ, sẽ là yếu tố tác động mạnh và tiêu cực trong một/hai năm tới, tuy nhiên, đây không phải là điều gây lo ngại duy nhất.
Tính toán cho thấy năm 2019, PNJ chỉ mở mới ròng (sau khi đã trừ đi số cửa hàng phải đóng cửa) 22 cửa hàng, trong khi mục tiêu cả năm là 40 cửa hàng.
Với các chuỗi kinh doanh bán lẻ, tốc độ mở mới cửa hàng là một thước đo cực kỳ quan trọng cho triển vọng tăng trưởng cả trong ngắn hạn và trung hạn. Năm 2017 và năm 2018 - hai năm cực kỳ thành công của PNJ khi ghi nhận tăng trưởng lần lượt 28% và 33% đối với doanh thu thuần, 61% và 32% đối với lợi nhuận sau thuế - đều đạt lượng mở mới lớn và cao hơn mục tiêu. Như năm 2017, lượng mở mới ròng là 50 cửa hàng so với mục tiêu là 40 cửa hàng. Còn năm 2018 là 55 cửa hàng so với mục tiêu 50 cửa hàng.
Tín hiệu chậm lại rõ rệt của năm 2019 được tiếp nối sang năm 2020. Trong cơn bão Covid-19, lũy kế 7 tháng năm 2020, PNJ không những không mở ròng mà còn đóng ròng tổng cộng 10 cửa hàng.
Nhiều lý giải được các bên đưa ra. Chẳng hạn như xung đột hiệu quả kinh doanh giữa các cửa hàng ở các thành phố lớn (mở mới một cửa hàng làm ảnh hưởng đến doanh thu cửa hàng khác gần đó), thị trường miền Bắc với tập quán "ưa" mua trang sức để tích trữ thay vì chỉ làm đẹp, không tìm được mặt bằng thích hợp, hay gần đây là lý do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...
Thậm chí có ý kiến bày tỏ hoài nghi về sức hấp dẫn của ngành bán lẻ khi nhìn vào câu chuyện phá sản gần đây của nhà bán lẻ 118 năm tuổi J.C.Penny.
Thực tế thì chậm lại sau một quãng thời gian tăng trưởng "nóng" cũng không phải là điều gì tồi tệ xét trong tầm nhìn dài hạn. Và mở mới thì cũng phải tính đến hiệu quả, đảm bảo về tổng thể, doanh thu sẽ có xu hướng tăng mạnh hơn chi phí (đặc biệt là chi phí mặt bằng). Thêm vào đó, trường hợp của J.C.Penny cũng chẳng thể đại diện cho ngành bán lẻ, hơn nữa, đây còn là một nhà bán lẻ bách hóa.
Thế nhưng, dù cho thế nào thì mở mới cửa hàng vẫn là điều cốt lõi để tạo ra tăng trưởng, chiếm lấy thị phần và đưa doanh nghiệp bán lẻ như PNJ tiến đến vị thế thống trị thị trường. Và điều này phụ thuộc vào khả năng thích nghi của PNJ nói chung và của dàn lãnh đạo PNJ nói riêng. Họ sẽ làm gì để mở mới cửa hàng trong những năm tới?
Cánh cửa vẫn luôn rộng mở với ngành bán lẻ, dù ở nơi còn nhiều "đất diễn" như Việt Nam hay ở những nơi có phần "khô cằn" hơn ở trên thế giới. Trong một báo cáo mang tên "Thời kỳ phục hưng bán lẻ - Câu chuyện có thật về việc mở/đóng cửa hàng", bộ phận nghiên cứu của IHL Group đã vạch trần câu chuyện về "ngày tận thế" của ngành bán lẻ.
Điều tra của IHL Group cho thấy số lượng nhà bán lẻ mở thêm cửa hàng trong năm 2019 tăng tới 56% so với năm trước đó, trong khi số lượng nhà bán lẻ đóng cửa hàng giảm tới 66%.
Lee Holman, Phó Chủ tịch Bộ phận Nghiên cứu của IHL Group cho biết: “Ngành bán lẻ Hoa Kỳ đã tăng 565 tỷ USD doanh thu kể từ tháng 1/2017, không chỉ nhờ tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến mà còn tăng trưởng doanh số bán hàng tại các cửa hàng vật lý".
Nghiên cứu này chỉ ra rằng có hai đặc điểm cơ bản của các chuỗi đóng nhiều cửa hàng nhiều nhất là việc họ nợ quá nhiều và tốc độ mở rộng quá nhanh do lãi suất Mỹ thấp lịch sử trong 10 năm qua. Cùng với đó, thiếu đổi mới cũng là nguyên nhân quan trọng.
IHL Group nhấn mạnh rằng 7 trong 9 phân khúc bán lẻ có số lượng cửa hàng tăng ròng trong năm 2019. Chỉ có 2 ngành là quần áo và cửa hàng bách hóa, cho thấy sự sụt giảm ròng về số lượng cửa hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.