Công nghệ

Trình duyệt web Cốc Cốc bị tố thu thập thông tin cá nhân người dùng

(VNF) - Tối 15/4, nhóm Facebook SEM Việt Nam đưa thông tin về việc trình duyệt Cốc Cốc bí mật thu thập cookies tài khoản Facebook của người dùng khiến cộng đồng mạng "dậy sóng".

Trình duyệt web Cốc Cốc bị tố thu thập thông tin cá nhân người dùng

Trình duyệt web Cốc Cốc bị tố thu thập thông tin cá nhân người dùng

Thực hư thông tin trình duyệt web Cốc Cốc thu thập dữ liệu người dùng Facebook?

Cụ thể, theo tài khoản có tên Trần Văn Hòa, một thành viên của SEM Việt Nam cho biết, tối ngày 15/4, trình duyệt web Cốc Cốc được cho là đã bí mật lấy thông tin đăng nhập Facebook của người dùng thông qua cookies đăng nhập trên trình duyệt này, sau đó gửi tới một website khác. Sau khi kiểm tra thông tin của domain này cho thấy đơn vị chủ quản chính là Công ty TNHH Cốc Cốc.

Không chỉ tài khoản Trần Văn Hòa, trước đó một vài thành viên của SEM Việt Nam cũng cảnh báo cộng đồng làm Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) rằng tiện ích Rủng Rỉnh trên trình duyệt Cốc Cốc lấy đường link và cookies của khách hàng.

Trình duyệt Cốc Cốc được cho là đang thu thập cookies tài khoản Facebook của người dùng.

Thông tin này làm người dùng khá lo lắng về việc lộ lọt dữ liệu cá nhân khi sử dụng trình duyệt Cốc Cốc.

Trước những thông tin gây "phẫn nộ" cộng đồng mạng, ông Hiếu Phan, Trưởng nhóm phát triển Trình duyệt Cốc Cốc lên tiếng khẳng định không thu thập thông tin tài khoản Facebook cũng như bất cứ thông tin cá nhân nào của người dùng.

Đồng thời phía Cốc Cốc cũng có phản hồi và cho rằng lỗi trên là kết hợp cả 2 phía: do người dùng sử dụng đồng thời add-on Ninja Fast Login Facebook, phần mềm sử dụng cookies người dùng đã copy để đơn giản hóa việc đăng nhập vào Facebook, và tính năng kiểm tra lỗi chính tả spell checker của Cốc Cốc.

Cốc Cốc là trình duyệt lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ đứng sau Google Chrome.

Để trấn an dư luận, phía Cốc Cốc đưa ra khuyến cáo đối với người dùng là không nên sử dụng Ninja Fast Login Facebook hoặc tắt tính năng kiểm tra lỗi chính tả trên trình duyệt Cốc Cốc, cho tới khi Cốc Cốc khắc phục được vấn đề này.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng giải thích của Cốc Cốc chưa thực sự thuyết phục. Các chuyên gia an ninh mạng hiện đang tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Cookies là gì?

Cookie là một đoạn văn bản mà một Web server có thể lưu trên ổ cứng của người dùng. Cookie cho phép một website lưu các thông tin trên máy tính của người dùng và sau đó lấy lại nó. Các mẩu thông tin sẽ được lưu dưới dạng cặp tên – giá trị (name-value).

Ví dụ, một website có thể tạo một số ID duy nhất cho mỗi khách truy cập và lưu số ID đó trên mỗi máy tính người dùng bằng một file cookie.

Nếu sử dụng Internet Explorer của Microsoft để duyệt web, bạn có thể thấy tất cả các cookie được lưu trên máy tính của mình. Địa điểm mà chúng thường cư trú là trong thư mục có tên c:\windows\cookies. Khi quan sát thư mục đó trên máy tính cua mình, bạn sẽ thấy rất nhiều file. Mỗi file là một file văn bản có chứa các cặp tên – giá trị và có một file cho mỗi một website đã đặt cookie trên máy tính của bạn.

Bạn có thể thấy trong thư mục, các file này đều rất đơn giản, chúng là các file văn bản thông thường. Bạn có thể thấy website nào đã đặt file lên máy tính của mình bằng cách quan sát tên file (thông tin cũng được lưu bên trong file). Bạn có thể mở mỗi file bằng cách kích vào nó.

Xem thêm:   Mark Zuckerberg nhận trách nhiệm trong vụ bê bối rò rỉ thông tin

Tin mới lên