'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 9/3, phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan đến sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo bị truy tố về nhóm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gồm: Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC); Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc).
Trả lời thẩm vấn của đại diện Viện kiểm sát, bị cáo Đỗ Văn Hồng thừa nhận việc mua 3.400m2 đất tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, sau đó chuyển nhượng lại cho gia đình Trịnh Xuân Thanh với số tiền 23,8 tỷ đồng. Gia đình ông Thanh mới chuyển được 20,8 tỷ đồng, 3 tỷ đồng còn lại chưa lấy được. "Bị cáo đã đòi nhiều lần nhưng không được”, bị cáo Hồng trình bày, và cho rằng ở vị trí của mình lại càng khó đòi.
Trả lời thẩm vấn trước đó, bị cáo này cũng khai: “Việc mua đất là thực sự, không nằm trong thỏa thuận với Trịnh Xuân Thanh. Bị cáo đã thiết kế chia nhỏ đất thành 8 ô đất, nhưng do kinh tế khó khăn nên khó bán, Thanh nhận mua hết đất nên bị cáo đã bán đất trên cho Thanh. Việc thỏa thuận chuyển nhượng đất bị cáo trực tiếp làm việc với Thanh, một vài lần ông Giới chuyển tiền, còn bị cáo không làm việc với ai khác”.
“Vậy bị cáo dùng tiền tạm ứng để thi công mang đi mua đất có đúng không?”, trước chất vấn này của HĐXX, bị cáo Hồng đáp việc chi tiêu doanh nghiệp hoàn toàn không có quy định rõ đồng nào mua cá, đồng nào mua rau. "Bị cáo thực hiện hợp đồng với PVC bằng nguồn lực khác của công ty. Bị cáo chỉ sai khi không thực hiện hợp đồng... Khi nhận cáo trạng, bị cáo rất bàng hoàng", bị cáo Hồng nói.
Trong khi đó, trả lời thẩm vấn vào chiều muộn ngày 8/3, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng phủ nhận vai trò của mình trong việc bàn bạc với Đỗ Văn Hồng tìm mua đất tại Tam Đảo. Theo đó, bị cáo Hồng định mua đất để đầu tư dự án sinh lợi nhưng chưa triển khai.
Năm 2016, Thanh lên Tam Đảo chơi, biết việc công ty của Hồng gặp khó khăn chưa triển khai được dự án, nên mới nói vợ Thanh huy động bạn bè mua giúp hoặc giới thiệu.
"Sau đấy, những người góp tiền mua là ông Đỗ Chí Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí, ông Trịnh Xuân Tuấn, em ruột tôi và vợ tôi, hoàn toàn không liên quan gì đến tôi”, Trịnh Xuân Thanh khai và cho biết sau khi cùng những người chung tiền mua, vợ mình là bà Mai Phương đã thành lập Công ty Mai Phương, do ông Trịnh Xuân Giới đứng tên, để triển khai lô đất thành dự án nghỉ dưỡng.
Bị cáo này cũng cho rằng với vị trí Chủ tịch PVC, bản thân hoàn toàn có thể lấy tiền của Đỗ Văn Hồng mà không cần phải nợ. "Mày đưa tao 5 tỷ cũng không ai biết”, Thanh nói.
Theo cáo trạng, năm 2009, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo bị can Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PVC Kinh Bắc - thành viên của PVC, sử dụng tiền thi công tại dự án nhà máy Polyester Đình Vũ - Hải Phòng mua lô đất 3.400 m2 tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời điểm này, PVC là nhà thầu dự án nhà máy Polyester Đình Vũ và PVC Kinh Bắc là thầu phụ. Các bị can đã bàn bạc thống nhất PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng 25 tỷ đồng, sau đó PVC Kinh Bắc sử dụng 24 tỷ đồng để mua đất. Để hợp thức hóa khoản tiền này, Trịnh Xuân Thanh chủ trương tăng vốn điều lệ của PVC Kinh Bắc từ 50 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng và sử dụng khoản tiền tạm ứng nêu trên thành tiền góp vốn của PVC tại PVC Kinh Bắc. Tiếp đó, Trịnh Xuân Thanh đề nghị Đỗ Văn Hồng chuyển nhượng lại lô đất ở TT. Tam Đảo cho Thanh với giá 23,8 tỷ đồng. Để thực hiện, Trịnh Xuân Thanh đã thành lập Công ty Mai Phương và nhờ bố đẻ mình là ông Trịnh Xuân Giới đứng tên chủ sở hữu. Sau đó, Đỗ Văn Hồng đã ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất 3.400 m2 cho Công ty Mai Phương. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng chức vụ chủ tịch HĐQT PVC, có sự chi phối ảnh hưởng đến hoạt động của PVC Kinh Bắc nên chỉ trả tiền mua thửa đất trên là 20,8 tỷ đồng, còn 3 tỷ đồng không trả. Đến nay, trên hệ thống sổ sách kế toán của PVC Kinh Bắc vẫn hạch toán số tiền 3 tỷ đồng là khoản phải thu của Công ty Mai Phương. Sau khi nhận chuyển nhượng từ PVC Kinh Bắc, ông Trịnh Xuân Giới tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ Công ty Mai Phương gồm cả thửa đất trên cho vợ của Trịnh Xuân Thanh là Trần Dương Nga. Đến tháng 6/2016, bà Nga tiếp tục chuyển nhượng công ty cho người khác với giá 45 tỷ đồng. Trong vụ án này, Trịnh Xuân Thanh được xác định vai trò chủ mưu, bị can Đỗ Văn Hồng có vai trò đồng phạm về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.