Trung Quốc loay hoay đối phó khủng hoảng thừa thép

Hải Đăng - 24/08/2024 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc đã đột ngột đình chỉ việc phê duyệt các nhà máy thép mới khi nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng làm giảm lợi nhuận của ngành và thúc đẩy xuất khẩu tăng vọt.

Bắc Kinh trong nhiều năm đã yêu cầu loại bỏ công suất hiện có như một điều kiện để xây dựng các nhà máy mới. Những quy tắc đó sẽ không còn áp dụng từ ngày 23/8 và chính phủ sẽ xây dựng một chương trình thay thế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc thông báo ngày 23/8.

Bắc Kinh lần đầu tiên giới thiệu cái gọi là "hoán đổi công suất" cho các ngành công nghiệp nặng bao gồm thép vào giữa thập kỷ trước, khi chính phủ bắt đầu giải quyết tình trạng mở rộng không kiểm soát.

Công nhân tại dây chuyền sản xuất ở Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 20/10/2022. (Ảnh: Getty Images)

“Hoán đổi công suất” là chương trình nhằm loại bỏ các nhà máy sản xuất thép cũ hoặc không hiệu quả (loại bỏ công xuất hiện có), sau đó xây dựng các cơ sở mới có công suất tương đương.

Ông He Jianhui, một nhà phân tích tại SDIC Essence Futures Co., cho biết: “Chương trình hoán đổi công suất thực sự đã dẫn đến tăng trưởng, vì các nhà máy thường lựa chọn phá bỏ các nhà máy lỗi thời để xây dựng những nhà máy lớn hơn. Hiện nay, khi nhu cầu của toàn ngành đang giảm rõ rệt, tình trạng dư thừa công suất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và văn bản này từ bộ đang gửi đi tín hiệu kiểm soát”.

Trong những tháng gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc liên tục kêu gọi hành động khi giá thép lao dốc trong bối cảnh tình trạng dư thừa ngày càng trầm trọng. Nhu cầu đã giảm hơn 10% kể từ năm 2020 và nhiều nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp này sẽ cần phải thu hẹp để phù hợp với nền kinh tế đang ngày càng ít phụ thuộc vào ngành xây dựng sử dụng nhiều thép.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng vọt trong năm nay lên mức cao nhất kể từ năm 2016, một dấu hiệu cho thấy các nhà máy đang phải vật lộn để tìm kiếm thị trường trong nước cho sản lượng khoảng 1 tỷ tấn mỗi năm.

“Quan điểm của chúng tôi là động thái này sẽ không đủ để loại bỏ dần công suất dư thừa một cách hiệu quả. Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu đi trên thực tế đòi hỏi các biện pháp quyết liệt hơn cùng với việc thực thi mạnh mẽ của chính phủ”, các nhà phân tích của Citigroup cho biết trong một lưu ý.

Tuần trước, người đứng đầu Tập đoàn thép Baowu Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng mà họ phải chịu đựng vào năm 2008 và 2015.

Các công ty cùng ngành trên toàn cầu, bao gồm ArcelorMittal SA, cũng đã phàn nàn về tác động của việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng cao.

Phản ứng của thị trường đối với thông báo mới nhất khá im ắng, với giá thép tương lai tăng nhẹ ở Thượng Hải. Một vấn đề quan trọng là nhiều nhà máy mới đã được chấp thuận và có thể tham gia thị trường trong hai năm tới. Citigroup ước tính hơn 80 triệu tấn công suất được chấp thuận vẫn chưa được đưa vào hoạt động.

“Mối quan hệ cung cầu trong ngành thép đang phải đối mặt với những thách thức mới. Vẫn còn những vấn đề như việc thực hiện chính sách không đầy đủ, cơ chế giám sát và thực hiện không hoàn hảo, không tương thích với tình hình phát triển và nhu cầu của ngành”, đại diện Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho hay.

Giá quặng sắt đã giảm khi tình hình tồi tệ mà các nhà sản xuất thép Trung Quốc phải đối mặt trở nên rõ ràng hơn trong những tuần gần đây. Họ đã mất khoảng 10% doanh thu trong quý này và chạm mức thấp nhất kể từ năm 2022 vào tuần trước.

Mexico phản đối nỗ lực ‘can thiệp’ của Mỹ trong giao thương với Trung Quốc

Mexico phản đối nỗ lực ‘can thiệp’ của Mỹ trong giao thương với Trung Quốc

Tài chính quốc tế
(VNF) - Đại sứ Mexico tại Trung Quốc, ông Jesus Seade Kuri, cho biết dù Mexico xem Mỹ là đối tác kinh doanh hàng đầu nhưng nước này vẫn phản đối nỗ lực của Washington nhằm quyết định các giao dịch với Trung Quốc.
Cùng chuyên mục
Tin khác