Trung Quốc mở siêu kênh đào ra Vịnh Bắc Bộ, kết nối qua Việt Nam tới Asean

Khánh Tú - 04/12/2023 22:42 (GMT+7)

(VNF) - Từ kênh đào Bình Lục với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD đến hệ thống đường sắt cao tốc tại nhiều quốc gia Đông Nam Á hứa hẹn sẽ giúp kết nối thương mại Trung Quốc - ASEAN phát triển hơn nữa.

Siêu kênh đào hoành tráng không kém đập Tam Hiệp

Là dự án quốc gia trong thời đại mới, việc xây dựng kênh đào Bình Lục trở thành một trong những trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế tương lai của Trung Quốc.

Cuộc họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 14 của tỉnh Quảng Tây cho biết việc xây dựng dự án kênh đào Bình Lục đang diễn ra suôn sẻ. Tính đến ngày 17/10, dự án kênh đào Bình Lục bước đầu đã tiêu tốn hơn 19 tỷ NDT với 13.187 nhân viên lao động và quản lý tại chỗ, 4.721 máy móc thiết bị lớn và 88.485 triệu mét khối đất đá đã được đào.

Kênh đào Bình Lục hiện là kênh đào lớn đầu tiên kết nối sông với biển được xây dựng kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập và được "thai nghén" từ cách đây hơn 100 năm. Đây còn là dự án chính của chiến lược Hành lang thương mại đất liền - biển quốc tế mới và là dự án mang tính bước ngoặt, giúp “cải vận” và khơi nguồn kinh tế tỉnh Quảng Tây.

Siêu kênh đào Bình Lục với số vốn đầu tư hàng chục tỷ USD.

Theo kế hoạch ban đầu, siêu kênh đào Bình Lục sẽ dài 135km, bắt đầu từ cửa sông Bình Đường đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Chi phí dự án ước tính khoảng 72,7 tỷ NDT (10,1 tỷ USD) và thời gian xây dựng là 54 tháng với khối lượng đất đá được đào là 340 triệu mét khối. Số lượng đất đá đào để xây dựng kênh đào Bình Lục nhiều gần gấp ba lần lượng đất đá đào lấp của kết cấu chính dự án đập Tam Hiệp (134 triệu mét khối).

Sau khi hoàn thành, kênh đào Bình Lục sẽ trở thành tuyến đường ra biển ngắn nhất, tiết kiệm nhất và thuận tiện nhất ở phía Tây Nam Trung Quốc. Dự kiến kênh đào Bình Lục sẽ vận chuyển 108 triệu tấn hàng hóa vào năm 2035 và 130 triệu tấn vào năm 2035. Hàng hóa đường thủy từ Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu đi ra biển từ Vịnh Bắc Bộ sẽ ngắn hơn khoảng 560 km so với đi tới cảng Quảng Châu. Nhờ đó, chi phí vận chuyển sẽ tiết kiệm hơn 5,2 tỷ NDT (725 triệu USD) mỗi năm.

Ngoài việc trở thành mắt xích quan trọng trong phát triển nền kinh tế Quảng Tây, kênh đào Bình Lục còn giúp tạo ra hành lang đất liền – biển phía Tây và kết nối Trung Quốc với Singapore, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Nó sẽ cho phép các tàu container hoặc tàu chở hàng rời đi từ Quảng Tây đến Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác trong vài tuần.

Từ đó, kênh đào Bình Lục sẽ giúp đa dạng hóa sự hội nhập của ngành sản xuất, chế tạo và xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành phố dọc tuyến đường, cải thiện kinh tế tổng thể của khu vực.

Kênh đào này hứa hẹn sẽ gắn kết chặt chẽ với nhau giữa thị trường Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tờ SCMP nhận định.

Tăng cường kết nối với khu vực Đông Nam Á

Không chỉ khơi thông hệ thống giao thông đường thủy, Trung Quốc còn tích cực kết nối với các quốc gia Đông Nam Á thông qua hệ thống đường sắt.

Vào năm 2021, Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc (CNRG) chính thức thi công tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào dài 414 km. Đây là dự án thuộc BRI đầu tiên được hoàn thành tại Đông Nam Á với tham vọng kết nối TP Côn Minh thuộc Vân Nam, Trung Quốc, với Lào. 

Theo WB, tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào có thể giúp tăng lưu lượng mậu dịch giữa hai quốc gia từ 1,2 triệu tấn vào năm 2016 lên 3,7 triệu tấn vào năm 2030. Thời gian di chuyển bằng tàu từ Vientiane tới Boten cũng giảm xuống chỉ còn 4 tiếng, so với 15 tiếng nếu đi bằng ô tô như trước đây.

Tham vọng xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc tại Đông Nam Á không dừng lại ở Lào. Theo kế hoạch về tuyến đường sắt xuyên Á dài 5.500 km, Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch mở đường sắt cao tốc dọc theo Thái Lan, Malaysia và đến Singapore.

Tuyến đường sắt cao tốc tại Lào do Trung Quốc xây dựng.

Trung Quốc còn tăng cường hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc tại Đông Nam Á, cụ thể là Thái Lan và Indonesia. Vào tháng 10 vừa qua, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên Đông Nam Á ở Indonesia đã được khai trương.

Tuyến đường sắt cao tốc dài 138 km, là một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường, phần lớn được tài trợ bởi các công ty nhà nước Trung Quốc với tổng trị giá lên tới 7,3 tỉ USD. Các đoàn tàu cao tốc sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 350 km/h, giúp giảm thời gian đi lại giữa thủ đô Jakarta và tỉnh Bandung từ 3 giờ xuống dưới 1 giờ.

Kênh đào Bình Lục cùng các tuyến đường sắt cao tốc mới đều được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng trong khi tốc độ phục hồi kinh tế quốc tế lại chậm chạp.

Giao thương hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vào năm 2022 đạt 975,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước và gấp 2,2 lần con số được ghi nhận cách đây 10 năm. “Việc đẩy nhanh việc xây dựng các hành lang quốc tế lớn thông qua kết nối giao thông đường thủy lẫn đường bộ” hứa hẹn sẽ giúp củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực và tăng sức cạnh tranh kinh tế, tờ SCMP nhận định.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.