(VNF) - Sau khi tung loạt chính sách tăng cường kiểm soát khiến ngành bất động sản chịu nhiều căng thẳng về thanh khoản trong năm 2021, Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực phục hồi thị trường này, vốn được xem là lĩnh vực quan trọng góp phần giúp quốc gia tỷ dân đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm 2022.
Trung Quốc nỗ lực hồi sinh thị trường địa ốc
Khủng hoảng trên diện rộng
Sau hơn 3 thập kỷ phát triển bùng nổ nhờ mô hình kinh doanh dựa vào tín dụng lãi suất thấp và nhu cầu nhà ở của người dân lớn, “cú ngã ngựa” của tập đoàn địa ốc lớn thứ 2 Trung Quốc Evergrande từ giữa năm 2021 đã tạo ra hiệu ứng domino cho toàn thị trường bất động sản Trung Quốc
Với khối nợ hơn 300 tỷ USD, việc Evergrande vỡ nợ không chỉ gây tổn thất cho các nhà đầu tư đang nắm giữ 1,2 tỷ USD trái phiếu niêm yết bằng đồng USD của hãng, mà còn kéo theo sự sụp đổ của cả ngành bất động sản, vốn tạo ra 25% giá trị của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các đối thủ cạnh tranh của Evergrande như Shimao Group Holdings Ltd. và Guangzhou R&F Properties Co., đều bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng thanh khoản của Evergrande. Hơn 1.000 tỷ USD của thị trường bất động sản Trung Quốc lập tức “bay hơi”.
Khủng hoảng nợ của Evergrande bùng nổ một phần là do Bắc Kinh đã thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản nhằm hạ đòn bẩy sau nhiều năm tăng trưởng ồ ạt bằng cách vay nợ chồng chất, theo đó đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “ba lằn ranh đỏ” được đề ra hồi tháng 8/2020. Cụ thể, các “lằn ranh đỏ” được đưa ra bao gồm tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản (không bao gồm các khoản ứng trước) tối đa 70%, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu tối đa 100%, tỷ số thanh toán tiền mặt (tiền mặt trên nợ ngắn hạn) tối đa 70%.
Các cơ quan quản lý sẽ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên “ba lằn ranh đỏ” này. Dựa trên mức độ không đáp ứng được của các doanh nghiệp với một, hai hay cả “ba lằn ranh đỏ”, các cơ quan quản lý sẽ đưa ra các hạn chế về khả năng vay tiền từ ngân hàng. Theo đó, nhiều chủ đầu tư đã phải cắt giảm mức nợ tương ứng, còn các ngân hàng trở nên không mặn mà cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
Chính sách này được cho là dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt của các doanh nghiệp phát triển bất động sản, từ đó dẫn đến giảm hoạt động xây dựng, kéo giá nhà ở tiếp tục lao dốc. Ngành công nghiệp bất động sản đóng góp gần 25% vào GDP của Trung Quốc. Nhưng với việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát, động lực chính của nền kinh tế trong 20 năm qua giờ đã trở thành lực cản đối với tăng trưởng.
Tiếp tục ảm đạm trong những tháng đầu năm 2022
Các nhà phân tích của Goldman Sachs mới đây đã nâng dự báo tỷ lệ vỡ nợ cho ngành bất động sản Trung Quốc lên mức 31,6%, vượt xa con số 19% được dự báo trước đó. Dự báo được đưa ra sau khi 22 nhà phát hành trái phiếu có lợi suất cao (high-yield bond) của Trung Quốc, đều liên quan tới lĩnh vực bất động sản, rơi vào tình trạng vỡ nợ trái phiếu bằng đồng USD, hoặc trả chậm trái phiếu.
“22 doanh nghiệp này khó có thể phục hồi nếu doanh số bất động sản không được cải thiện. Thị trường này cần được nới lỏng hơn nữa, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero-Covid (Không Covid) và lệnh phong tỏa đang được áp dụng tại nhiều thành phố”, các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định.
Kể từ đầu tháng 3, nhiều địa phương ở Trung Quốc xuất hiện ổ dịch Covid-19 với số ca mắc lớn, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát. Nước này đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm giảm đà lây nhiễm, tiến tới khống chế các ổ dịch. Việc hạn chế đi lại nghiêm ngặt đã khiến các đại lý và người mua bất động sản khó có thể giao dịch khi không thể đi xem trực tiếp, kéo theo doanh số bán hàng giảm sút trong bối cảnh thị trường vốn đã suy yếu. Theo dữ liệu từ Goldman Sachs, khối lượng giao dịch bất động sản hàng ngày trên 30 thành phố lớn của Trung Quốc vào tháng 5 đã giảm tới 50% so với cùng kỳ.
Theo ước tính của 13 chuyên gia kinh tế và nhà phân tích trong cuộc khảo sát mới đây của hãng tin Reuters, giá nhà tại Trung Quốc sẽ giảm trung bình khoảng 1,3% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, sâu hơn mức giảm 1% được đưa ra trong cuộc khảo sát trước đó. Tính chung cả năm, giá nhà có thể “đi ngang”, thay vì tăng 2% như dự báo trong cuộc khảo sát trước.
Nỗ lực “khơi thông” thị trường bất động sản
Trong một báo cáo hồi đầu tháng 4, S&P Global Ratings cho biết cuộc trấn áp thị trường bất động sản của Trung Quốc đã “chạm đáy”, nhưng sẽ mất nhiều tháng để các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong ngành cảm nhận được tác động của việc nới lỏng quy định.
Trong tháng 4 và tháng 5, các nhà chức trách Trung Quốc đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm vực lại thị trường nhà đất, nỗ lực ngăn chặn tác động lan truyền từ lĩnh vực bất động sản sang nền kinh tế.
Cụ thể, chính quyền tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã nới lỏng các quy định về mua nhà để thúc đẩy phục hồi thị trường bất động sản, bao gồm trợ cấp, cắt giảm lãi suất thế chấp và cho phép các khoản vay lớn hơn từ các quỹ nhà ở dự phòng. Nhiều thành phố còn tạo điều kiện cho những gia đình đông con sở hữu nhiều bất động sản hơn.
Theo các chuyên gia, đây được coi là một trong những thay đổi quan trọng trong chính sách của giới chức địa phương nhằm vừa nới lỏng chính sách hạn chế mua nhà, vừa khuyến khích các hộ dân sinh thêm con, qua đó phục hồi thị trường nhà ở vốn đang trì trệ.
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Dịch Cương cùng một số quan chức khác hồi giữa tháng 5 đã có buổi làm việc với 24 tổ chức tài chính lớn nhằm kêu gọi các ngân hàng đẩy nhanh việc phê duyệt khoản vay, đồng thời duy trì tăng trưởng tín dụng bất động sản ổn định.
Ngày 20/5, các ngân hàng tại Trung Quốc đồng loạt giảm lãi suất cơ bản (LPR) với các khoản vay dài hạn với tổng số tiền được giảm kỷ lục. Lãi suất cơ bản cho khoản vay kỳ hạn 5 năm, mà nhiều ngân hàng lấy làm cơ sở cho lãi suất thế chấp của mình, đã giảm từ 4,6% xuống 4,45%. Động thái này sẽ giúp giảm chi phí khoản vay thế chấp mua nhà và thúc đẩy nhu cầu vay đang suy yếu.
Các doanh nghiệp bất động sản cũng nhận được những tín hiệu tích cực. Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) hồi đầu tháng 5 cũng cam kết sẽ chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Cơ quan này cũng có kế hoạch nghiên cứu mở rộng dự án thí điểm đối với quỹ đầu tư bất động sản định hướng cơ sở hạ tầng.
Nỗ lực của giới chức Trung Quốc được cho là đã gặt hái được chút “quả ngọt” khi thị trường bất động sản đã có xu hướng tăng kể từ tháng 4, chậm lại trong tháng 5 do dịch bệnh Covid-19 và bắt đầu tăng tốc trở lại vào đầu tháng 6.
Thị trường bất động sản Bắc Kinh đã ghi nhận những tín hiệu tích cực khi nhu cầu mua nhà của người dân tăng mạnh. Trong tuần đầu tiên của tháng 6, tổng giá trị các căn hộ mới xây được bán đã lên tới 6,6 tỷ USD, tăng 73% so với tuần trước đó. Doanh số bán nhà cũ cũng ghi nhận mức tăng mạnh khoảng 20%.
Nhiều thành phố lớn khác tại Trung Quốc cũng đã chứng kiến bầu không khí sôi động hơn trên thị trường bất động sản. Các chuyên gia nhận định lượng giao dịch nhà dự kiến sẽ tăng trong tháng 6, với mức giá ổn định, nhờ tác động từ các chương trình ưu đãi của doanh nghiệp và các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.