Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, chia sẻ trên trang cá nhân Twitter ngày 28/5, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc Hồ Tích Tiến cho rằng: "Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể tiến hành các biện pháp đáp trả khác trong tương lai".
Trong bài xã luận với tiêu đề "Mỹ có nguy cơ đánh mất nguồn cung đất hiếm trong thương chiến" của Tân Hoa Xã (Xinhuanet) mới đây, hãng thông tấn này cũng nhấn mạnh rằng: "Phục vụ nhu cầu nội địa là ưu tiên nhưng Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đất hiếm toàn cầu nếu chúng được sử dụng cho mục đích hợp pháp".
Đồng thời bài xã luận cũng nhấn mạnh rằng: "Nếu bất kỳ ai muốn dùng đất hiếm nhập khẩu để chống lại Trung Quốc, người Trung Quốc sẽ không đồng ý".
Bài bình luận khẳng định Trung Quốc "vẫn có rất nhiều quân bài để chơi" dù giữ quan điểm duy trì chủ nghĩa đa phương và cố gắng tránh một cuộc chiến tranh thương mại làm tổn hại lợi ích chung.
Hồi tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên kiểm tra Công ty TNHH cổ phần Công nghệ Nam châm vĩnh cửu Jinli Giang Tây tại thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây. Chuyến đi được thông báo là để tìm hiểu quá trình sản xuất và vận hành của công ty và sự phát triển của ngành công nghiệp đất hiếm ở thành phố Cám Châu.
Đây là cơ sở chế biến và gia công lớn nhất cho các sản phẩm đất hiếm ở Trung Quốc, đồng thời cũng trở thành cơ sở công nghiệp hóa công nghệ cao cho các vật liệu mới đất hiếm của Trung Quốc.
Cuộc thị sát của ông Tập tại doanh nghiệp đất hiếm đã thu hút sự chú ý, chủ yếu là do gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đất hiếm có thể trở thành một quân bài chủ chốt của Bắc Kinh trong chiến tranh thương mại với Mỹ.
Theo nghiên cứu của Trung tâm địa chất Hoa Kỳ US Geological Survey, Trung Quốc đang nắm giữ 40% các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới. Trong năm 2018, Trung Quốc sản xuất 70% đất hiếm được tiêu thụ trên toàn cầu và là nguồn cung ứng 80% đất hiếm cho Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng muốn áp thuế 10% lên đất hiếm của Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái, nhưng sau đó đã loại nó khỏi danh sách.
Các nhà quan sát cho rằng đất hiếm có thể trở thành vũ khí chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu thương mại với Washington. "Trung Quốc có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ôtô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài Trung Quốc nếu họ ra lệnh cấm vận loại vật liệu này", James Kennedy, chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting, nhận định.
Đất hiếm là một hợp chất chứa 17 thành phần hóa chất được dùng trong các sản phẩm điện tử công nghệ cao và thiết bị quân sự. Cho đến nay, đất hiếm và một số khoáng chất quan trọng khác của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vẫn được miễn thuế. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tăng mức thuế nhập khẩu từ 10%-25% đối với mặt hàng quặng kim loại hiếm của Mỹ. |
Xem thêm >> Ukraine muốn có quy chế quốc tế cho eo biển Kerch, hối thúc Nga thả thủy thủ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.