Trung tâm công nghiệp phụ trợ mới, chờ sự bứt phá trong 2023

Xuân Đương - Hà Minh - 30/01/2023 15:39 (GMT+7)

(VNF) - Khu vực Nam Trung Bộ đã và đang trở thành trung tâm mới của các ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần quan trọng cho thành công của lĩnh vực công nghiệp nói chung, qua đó thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

VNF

Cộng hưởng để cùng phát triển

Nằm ở trung điểm của cả nước, Đà Nẵng được xác định là trung tâm kinh tế của cả vùng miền Trung và Tây Nguyên. Nhiều dự án công nghệ đã đầu tư vào đây nhằm tận dụng lợi thế hạ tầng, nhân lực và thị trường du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Tận dụng lợi thế này, Đà Nẵng đã thu hút được một số dự án lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp, sản lượng không nhiều.

Bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, cho biết hiện Đà Nẵng có khoảng 110 doanh nghiệp có khả năng tham gia hoạt động công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản xuất để xuất khẩu. Giai đoạn 2021-2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thu hút một số công ty, tập đoàn lớn đầu tư vào để dẫn dắt, chuyển giao công nghệ, sử dụng sản phẩm trung gian tạo tác động lan tỏa phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng và thu hút đầu tư lĩnh vực này.

Cũng định hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ từ sớm, tỉnh Quảng Ngãi có đề án theo từng giai đoạn và tập trung thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, nơi đặt “đại bản doanh” của ngành công nghiệp lọc hóa dầu; công nghiệp chế tạo cơ khí, luyện cán thép. Không những vậy, nơi đây còn có ngành đóng mới và sửa tàu biển tải trọng lớn, có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp điện khí... Tuy nhiên, cho đến nay, những kỳ vọng thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế, số lượng các nhà sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm hỗ trợ chưa nhiều, chủ yếu là gia công và bao bì các loại nhưng chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Quảng Ngãi.

Trước nhu cầu bức thiết về hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ lực, giai đoạn 2020-2025, tỉnh Quảng Ngãi đặt ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và sản phẩm hỗ trợ trực tiếp phục vụ cho ngành lọc hóa dầu; ngành cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại; ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, dệt may, đóng tàu và ngành điện khí nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp của tỉnh, từng bước tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng trên “đường chạy” phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Bình Định và Thừa Thiên-Huế dù đã sớm quy hoạch, đầu tư các KCN lớn thu hút đầu tư loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đến nay, hai địa phương này so với các địa phương khác tỷ lệ công nghiệp hỗ trợ vẫn còn thấp. Bước vào giai đoạn phát triển mới, tỉnh Bình Định đang kêu gọi các doanh nghiệp Đức và Hàn Quốc đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ: Sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp phụ trợ ngành ô tô, hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp; năng lượng, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thủy sản, thương mại dịch vụ, bảo vệ môi trường… đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh tham gia ở mức cao hơn trong chuỗi cung ứng và giá trị… qua đó, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung. Trong khi đó, Thừa Thiên-Huế xác định kêu gọi thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, vật liệu xây dựng, phát triển hậu cần cảng biển…

Dấu ấn Quảng Nam

Trong số các địa phương vùng miền Trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Nam nổi lên như một hình mẫu năng động và hiệu quả nhờ có khu liên hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai-Trường Hải. Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thu hút một số dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; nguyên vật liệu và phụ liệu, hóa chất phục vụ sản xuất ngành may mặc; linh kiện điện tử phục vụ ngành điện – điện tử.

Về công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, hiện Quảng Nam có khoảng 25 dự án hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9.700 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động, chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Các dự án chủ yếu tập trung trong các khu, cụm công nghiệp với các sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may như: vải, sợi, hoàn thiện sản phẩm dệt (bao gồm tẩy, nhuộm vải dệt), hồ vải, chỉ, khuy nút, dây kéo, nhãn mác, in các loại hoa văn lên vải, bao bì giấy, nhựa cho ngành may và kim dệt may. Đến nay, đã hình thành KCN hỗ trợ dệt may tại KCN Tam Thăng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp ngành dệt may.

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, Quảng Nam có khoảng 26 dự án hoạt động tập trung trong các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án là hơn 4.800 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô với thế mạnh là Tập đoàn THACO là điểm sáng với 7 nhà máy lắp ráp ô tô, trong đó có 2 nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Cùng với các nhà máy lắp ráp ô tô, THACO đã đầu tư xây dựng 12 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng trên diện tích 93 ha, với tổng vốn đầu tư là 1.690 tỷ đồng.

Ngoài ra, những năm gần đây Quảng Nam cũng đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư trong lĩnh vực này như một số nhà máy của Hàn Quốc: Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô như CTR Vina với vốn đầu tư 27 triệu USD; nhà máy phụ trợ ô tô bằng đùn chất dẻo với vốn đầu tư 10,3 triệu USD; nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam với vốn đầu tư 35 triệu USD; nhà máy sản xuất mô tơ phanh bơm chân không bằng điện tử của xe ô tô với vốn đầu tư 5 triệu USD…

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh hoàn chỉnh các bước cuối cùng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch và dự kiến trong quý 1/2023, đồ án quy hoạch tỉnh được thông qua để làm căn cứ thực hiện. Trong đồ án quy hoạch lần này, sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh và lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bao gồm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp, như dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỉ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xong dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương, CIP tham vọng rót 10,5 tỷ USD vào Việt Nam

Xong dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương, CIP tham vọng rót 10,5 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Copenhagen Infrastructure Partners (CIP- Đan Mạch), một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới, vừa tổ chức lễ khánh thành hai dự án điện gió ngoài khơi Changfang & Xidao, trang trại gió ngoài khơi đầu tiên của CIP trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Lãi suất bắt đầu tăng lên, tỷ giá dần hạ nhiệt

Lãi suất bắt đầu tăng lên, tỷ giá dần hạ nhiệt

(VNF) - Theo giới phân tích, lãi suất không có khả năng giảm thêm, mặt bằng lãi suất đang tăng nhẹ và sẽ còn tăng. Trong khi đó, tiền đồng khó giảm giá thêm trong nửa cuối năm, áp lực tỷ giá dần hạ nhiệt.

Chủ tịch TX Cửa Lò cùng loạt cấp dưới bị bắt: Những sai phạm được hé mở

Chủ tịch TX Cửa Lò cùng loạt cấp dưới bị bắt: Những sai phạm được hé mở

(VNF) - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cùng nhiều cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến những sai phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bố trí đất tái định cư trên địa bàn.

Chuyên gia Harvard chỉ ra yếu tố ‘then chốt’ tạo nên thành công của Warren Buffett

Chuyên gia Harvard chỉ ra yếu tố ‘then chốt’ tạo nên thành công của Warren Buffett

(VNF) - “Bách khoa toàn thư” Warren Buffett nổi danh là người luôn đưa ra rất nhiều lời khuyên cho các nhà đầu tư. Thế nhưng, theo chuyên gia Harvard, thành công của tỷ phú Warren Buffett chủ yếu đến từ một yếu tố “then chốt”.

Điện khí LNG vẫn 'bất động', dòng vốn tỷ USD bị gián đoạn

Điện khí LNG vẫn 'bất động', dòng vốn tỷ USD bị gián đoạn

(VNF) - Dự án lớn, vốn hàng tỷ USD, là nguồn điện nền để phát triển năng lượng bền vững như điện gió, điện mặt trời. Tuy nhiên việc triển khai các dự án điện khí tại 15 địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, phê duyệt dự án

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Bất động sản dự án tăng giá mạnh?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Bất động sản dự án tăng giá mạnh?

(VNF) - Chuyên gia cho rằng việc xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường sẽ dẫn đến giá đất bồi thường trong giải phóng mặt bằng cho các dự án sẽ tăng cao. Điêug này khiến tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án phát triển tăng, có thể dẫn đến giá bất động sản dự án tăng theo.

Trung Quốc ‘đau đầu’ vì dư thừa điện mặt trời

Trung Quốc ‘đau đầu’ vì dư thừa điện mặt trời

(VNF) - Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề sản xuất dư thừa trong nước sau tốc độ tăng trưởng chóng mặt của năng lượng mặt trời, một trụ cột chính trong “ba động lực kinh tế mới” của đất nước.

Sun Life: Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi'  đi vay nợ, gần 500 tỷ

Sun Life: Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi' đi vay nợ, gần 500 tỷ

(VNF) - Đạt doanh thu hơn 17.000 tỷ trong 11 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng bảo hiểm nhân thọ Sun Life luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều năm đóng thuế nhà nước 0 đồng. Đáng chú ý, đây công ty bảo hiểm nhân thọ “hiếm hoi” phải đi vay nợ.

CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm

CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm

(VNF) - Năm năm trước, CEO Nvidia Jensen Huang sở hữu số cổ phần trị giá khoảng 3 tỷ USD trong công ty sản xuất chip. Sau đợt tăng giá ngày 23/5, cổ phiếu Nvidia lập đỉnh kỷ lục, giúp số cổ phần mà ông nắm giữ hiện ở mức hơn 90 tỷ USD.

Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

(VNF) - Theo VCBS, Việt Nam không có lợi thế về sản xuất ô tô do thiếu chuỗi giá trị đầy đủ như Thái Lan và Indonesia, cũng không có nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất Pin xe điện.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.