Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chia sẻ tại lễ công bố thường niên 10 sự kiện chứng khoán năm 2021 do CLB Nhà báo Chứng khoán tổ chức, TS Cấn Văn Lực đã chỉ ra 3 điểm bình thường và 3 điểm bất thường trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Điểm bình thường đầu tiên, theo vị chuyên gia này, là TTCK được nâng đỡ bởi dòng vốn rẻ. Theo TS Cấn Văn Lực, có 3 nguồn vốn rẻ quan trọng. Thứ nhất là một phần nguồn vốn từ các gói hỗ trợ của Chính phủ (tổng quy mô đến nay khoảng 4% GDP) chảy vào thị trường chứng khoán. Nguồn vốn rẻ thứ hai là tiền gửi từ ngân hàng thương mại chảy vào chứng khoán. Ông Lực dẫn chứng rằng trong năm nay, huy động vốn từ khách hàng (bao gồm cả doanh nghiệp và dân cư) tại các ngân hàng thương mại chỉ tăng khoảng 9%, bằng khoảng 70% mức tăng năm ngoái và thấp hơn so với con số tăng trưởng tín dụng 13%.
Dòng vốn rẻ thứ ba, theo TS Cấn Văn Lực, là dòng vốn lãi suất thấp. Nhờ dòng vốn này mà tăng trưởng cho vay ký quỹ (margin) trên thị trường rất tích cực trong 2 năm qua.
Bên cạnh dòng vốn rẻ, điểm bình thường thứ hai nâng đỡ thị trường chứng khoán là tăng trưởng kinh tế. Ông Lực cho biết kinh tế thế giới năm 2021 phục hồi khá khả quan, khoảng 5,6-5,9%, Việt Nam dù có độ trễ nhưng dự báo năm 2022 cũng sẽ phục hồi tốt. Trong khi đó, thị trường chứng khoán thường "đi trước" nền kinh tế thực khoảng 3-6 tháng. Sự kỳ vọng vào triển vọng tích cực năm 2022 phần nào đã phản ánh vào tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong năm 2021.
Không chỉ tăng trưởng kinh tế chung mà đa số doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tương đối tốt, giúp cho chỉ số P/E hiện chỉ ở mức khoảng 17 lần thay vì 20, 25 lần như thời gian trước đây.
Điểm bình thường thứ ba, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, là sức cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán rất lớn, đến từ 3 nguyên nhân chính: kinh doanh khó khăn khiến nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư chứng khoán; các đợt giãn cách khiến đầu tư chứng khoán trở nên phổ biến; nguồn tiền từ hoạt động chốt lời đầu tư bất động sản chuyển sang chứng khoán, đặc biệt là vào cuối các quý.
Bên cạnh những điểm bình thường nâng đỡ thị trường chứng khoán, TS Cấn Văn Lực cũng chỉ ra 3 điểm bất thường.
Thứ nhất là thị trường rõ ràng đang tăng "nóng". Theo thống kê của TS Cấn Văn Lực cùng nhóm chuyên gia, năm 2020, GDP toàn cầu tăng trưởng âm 3,1% nhưng nhờ dòng vốn rẻ cùng một số nguyên nhân khác, chỉ số chứng khoán thế giới vẫn tăng khoảng 14%. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế phục hồi, chỉ số chứng khoán thế giới tăng khoảng 20%.
Trong khi đó, tại Việt Nam, chỉ số VN-Index tăng khoảng 15% trong năm 2020 nhưng năm 2021 tăng tới 35%, dù GDP năm nay ước tính chỉ tăng 2-2,5%. Nhìn sang Philippines, tăng trưởng kinh tế nước nay ở mức khoảng 5% trong năm 2021 và kỳ vọng năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng tương đương Việt Nam, nhưng chỉ số chứng khoán nước này chỉ tăng vỏn vẹn 2%.
Điểm bất thường thứ hai trên thị trường chứng khoán là có hiện tượng một số doanh nghiệp làm ăn không tốt nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng rất nhanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu rất thành công.
Điểm bất thường thứ ba là thị trường tiềm ẩn sự thiếu bền vững khi chỉ số VN-Index tăng trưởng chủ yếu nhờ 6 nhóm ngành: ngân hàng, bất động sản, thực phẩm & đồ uống, tài nguyên cơ bản, vật liệu xây dựng và dịch vụ tài chính. Riêng 6 nhóm ngành này đã chiếm khoảng 77% vốn hóa toàn thị trường. "Nếu như 1 trong 6 lĩnh vực này có vấn đề thì thị trường cũng sẽ khó khăn", ông Lực cảnh báo.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.