Một doanh nghiệp bất động sản thành cổ đông lớn của Saigonbank
(VNF) - Công ty CP Phát Đại Cát vừa mua, nhận chuyển nhượng thêm hơn 16,75 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Saigonbank khi nắm gần 9,9% vốn tại đây.
Phát biểu tại Tọa đàm: Dự báo Kinh tế - Vươt “cơn gió ngược” 2022, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, hiện nay các dự báo của thế giới đều nhất quán rằng, càng đến cuối năm 2022 các dự báo càng xấu đi đối với kinh tế thế giới nói chung.
“Nhìn lại toàn bộ năm 2022 sẽ thấy đây là năm có tăng trưởng GDP tốt, bởi các yếu tố là xuất phát điểm GDP năm 2021 quá thấp, làm cho tốc độ tăng vượt lên; yếu tố thứ hai là quý I và quý II, chúng ta có mức xuất khẩu tốt. Tuy nhiên đến quý III thì bắt đầu giảm và quý IV thực sự gặp khó khăn”, ông Hiển nói.
Cũng theo ông Hiển, những tháng cuối năm, chính sách của Chính phủ vẫn nhất quán như các năm trước, bảo vệ kinh tế vĩ mô và giữ ổn định đồng tiền.
“Tuy nhiên, tất cả nguồn lực vẫn được dồn vào hạ tầng, cụ thể chi cho tài nguyên môi trường, nông nghiệp là mạnh nhất, điều này cho thấy sự ưu tiên của Chính phủ và Việt Nam còn rất nhiều dư địa cho vấn đề phát triển của hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn”, TS. Đinh Thế Hiển nói.
Ông Hiển phân tích thêm, về FDI, mặc dù năm nay đăng ký giảm hơn so với cùng kỳ nhưng số tiền giải ngân thực vượt lên và tốt hơn các năm trước, đạt được 19,7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm là một điểm sáng. Trong khu công nghiệp, giá thuê khu công nghiệp ở phía Nam đều tăng trung bình 20% so với đầu năm, chứng tỏ nhu cầu thuê đầu tư nhà máy vẫn rất tốt.
Năm 2023, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đi xuống và đi ngang trong năm 2024 đâu đó khoảng trên 6% và dưới 7%. Riêng năm 2023, WB dự đoán cán cân xuất nhập khẩu chỉ ngang bằng và có thể không đạt thực dương, không góp vào tăng giá trị GDP.
Hay dự báo mới nhất tháng 12/2022 của các tổ chức tài chính thế giới đều nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2023 sẽ giảm dưới 7%, song đây vẫn là mức tăng trưởng tốt so với khu vực ASEAN (4,9%), châu Á Thái Bình Dương (4,6%) và thế giới (2%). Vừa qua Quốc hội đã phê duyệt GDP trong năm 2023 của Việt Nam ở mức khoảng 6,5%, cũng gần ngang với các dự báo trên.
Theo TS. Đinh Thế Hiển, về những khó khăn thách thức, từ các tổ chức tài chính thế giới đến các chuyên gia Việt Nam đều cho rằng, khó khăn đến từ yếu tố bên ngoài chứ không đến từ nội tại của Việt Nam. Đáng chú ý là sự suy giảm tiêu dùng của các nước phát triển, còn một số yếu tố phụ như chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn tác động đến Việt Nam.
Cũng theo ông Hiển, Việt Nam vẫn có những thuận lợi và cơ hội nhất định bên cạnh những bi quan về lãi suất và lạm phát. Theo quan sát xuyên suốt từ tháng 9 đến tháng 12/2022, ông thấy rằng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang từng bước kiểm soát những khó khăn xuất hiện như lãi suất cao, kẹt tín dụng,... không phải từ chính sách mà từ bất ổn của cách sử dụng vốn để từ đó kiểm soát từng bước uyển chuyển, không gây ra các cú sốc như giai đoạn 2011-2012.
“Những gì chúng tôi lo lắng từ hệ thống ngân hàng, kể cả trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được kiềm chế, nên điểm xấu của lãi suất, tín dụng cuối năm nay mà chúng ta lo lắng thì ở năm sau sẽ được tháo gỡ.
Hiện nay các nước đã đang chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô. Ví dụ tập đoàn Lego (Đan Mạch) mới đầu tư vào Bình Dương 2 tỷ USD với tầm nhìn 10-20 năm, họ không chỉ đòi hỏi yếu tố hạ tầng mà chính sách cần phải ổn định, khi đó mới có thể chuyển dịch nhà máy. Vì vậy đây là một cơ hội chứ không phải rủi ro”, ông Hiển nói.
Cùng với đó, ông Hiển cho biết trong giai đoạn 2018 – 2021, sự chuyển dịch từ Trung Quốc qua các nước Đông Nam Á đã giúp tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc đang từ 33% qua Mỹ giảm xuống 25%. Còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã tăng từ 10 - 14%.
“Như vậy, FDI vào Việt Nam là một tiến trình ổn định mặc dù có một vài gián đoạn trong quý I và II, nhưng tiến trình đó vẫn là một cơ hội vì khi FDI vào Việt Nam không chỉ giúp tiêu dùng nội địa tăng, tạo việc làm, mà còn tạo quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp phát triển, gián tiếp giúp bất động sản tạo ra nhiều ngành nghề khác, đồng thời gián tiếp phát triển các doanh nghiệp nội địa bao gồm nghiệp phụ trợ”, ông Hiển nói.
Một vấn đề đang lưu tâm hiện nay là nhiều chuyên gia đều mong muốn thị trường bất động sản phải là một thị trường hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững, chứ không phải tăng nhanh như 2020 – 2022, mà phải ổn định tăng trưởng, thậm chí chậm hơn một chút so với tăng trưởng kinh tế.
Vị tiến sĩ dự báo lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II/2023. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II trở đi. Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong quý I-II/2023 và sẽ phục hồi tăng vào quý III.
"Như vậy, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III, với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Đồng thời thị trường bất động sản phục hồi nhẹ, từ quý IV/2023 tập trung ở khu vực đô thị lân cận khu công nghiệp và khu vực hạ tầng đang đầu tư mạnh”, vị chuyên gia phân tích.
(VNF) - Công ty CP Phát Đại Cát vừa mua, nhận chuyển nhượng thêm hơn 16,75 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Saigonbank khi nắm gần 9,9% vốn tại đây.
(VNF) - Cục thuế TP Hà Nội vừa có kết luận thanh tra thuế tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Ngân hàng SMBC) - chi nhánh TP Hà Nội.
(VNF) - Tỷ giá USD/VND sau khi tăng cao vào cuối năm 2024 và những ngày đầu năm 2025 đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều chuyên gia khuyến cáo tỷ giá còn nhiều ẩn số.
(VNF) - Eximbank vừa thông qua việc miễn nhiệm chức vụ 2 phó tổng giám đốc đối với ông Phạm Đăng Khoa và bà Lê Thị Mai Loan. Ban Tổng Giám đốc Eximbank còn lại 5 thành viên.
(VNF) - Trong năm 2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của MB dự kiến đạt 28.800 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
(VNF) - Vietcombank công bố lợi nhuận lập kỷ lục mới trong năm 2024, ước vượt 42.000 tỷ đồng, giữ vị trí quán quân toàn ngành. Trước đó, các ngân hàng trong nhóm Big 4 đều báo lãi hơn 1 tỷ USD trong năm 2024.
(VNF) - Ngân hàng phải thông báo cho cơ quan công an khi phát hiện: tiền giả loại mới; có ít nhất 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
(VNF) - SCB tiếp tục thu hẹp mạng lưới, đóng cửa thêm 3 phòng giao dịch cận Tết Nguyên đán. Kể từ khi bị kiểm soát đặc biệt, SCB đã đóng cửa gần 150 phòng giao dịch trên cả nước.
(VNF) - VietinBank báo lãi vượt 26.300 tỷ đồng trong năm 2024. Đây là ngân hàng tiếp theo trong nhóm Big 4 báo lãi hơn 1 tỷ USD trong năm 2024, cùng với BIDV và Agribank.
(VNF) - Trong 12 năm ngồi "ghế nóng", Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy đã góp phần không nhỏ trong việc đưa ACB trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu.
(VNF) - BIDV dự thu hơn 4.805 tỷ đồng sau khi chào bán hơn 123,8 triệu cổ phiếu. Ngân hàng sẽ phát hành cho 5 nhà đầu tư tổ chức, trong đó, có tới 4 nhà đầu tư nước ngoài.
(VNF) - BIDV cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2024 của ngân hàng đạt 30.006 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm trước đó. Đây là lần đầu tiên BIDV đạt mốc này.
(VNF) - Dù con đường hái quả ngọt của mô hình ngân hàng số là không đơn giản, lĩnh vực này vẫn đang thu hút nhiều "ông lớn" gia nhập.
(VNF) - Ngân hàng Malayan Banking Berhad (Maybank) - chi nhánh Hà Nội bị xử phạt và truy thu 4 tỷ đồng vì có nhiều vi phạm về thuế.
(VNF) - Đại diện NHNN cho biết mức tăng 5,03% của tỷ giá USD/VND trong năm 2024 là hợp lý và biến động tăng, giảm của tỷ giá USD/VND phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường chứ không có câu chuyện đầu cơ hay găm giữ ngoại tệ.
(VNF) - Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN sẽ tiếp tục xử lý các ngân hàng đang kiểm soát đặc biệt còn lại là Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) trong thời gian tới.
(VNF) - Tăng trưởng tín dụng năm 2024 đã vượt mục tiêu đề ra. Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, tín dụng tập trung vào sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Công ty Cổ phần Tasco (Tasco) mới đây đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ, tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi bên để thúc đẩy tăng trưởng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
(VNF) - Nhân sự cấp cao các ngân hàng liên tục có sự biến động trong thời gian gần đây. Những ngày cuối năm 2024 và đầu năm 2025, "ghế nóng" tại nhiều nhà băng liên tục đổi chủ.
(VNF) - Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.
(VNF) - NHNN dừng bán ngoại tệ giao ngay và thực hiện bán ngoại tệ kỳ hạn tại cùng mức tỷ giá 25.450 đồng/USD. Nhờ đó, tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt nhanh chóng.
(VNF) - Theo Báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các TCTD quý I/2025 của NHNN, các TCTD dự báo tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý I/2025 và cả năm 2025. Song, vẫn có những ngân hàng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm.
(VNF) - Để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh ngân hàng số, ví điện tử,... phát triển như vũ bão, dịch vụ Mobile Money cần tìm cho mình một hướng đi mới.
(VNF) - Một số ngân hàng có giá trị phát hành TPDN lớn nhất từ đầu năm đến nay là: ACB (36.100 tỷ đồng), HDBank (30.900 tỷ đồng), Techcombank (26.900 tỷ đồng)...
(VNF) - Gần đây, các tin đồn thất thiệt nhắm vào lãnh đạo ngân hàng như cáo buộc đánh bạc, chuyển tiền bất hợp pháp, bị cấm xuất cảnh... gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân cũng như hình ảnh các ngân hàng.
(VNF) - Công ty CP Phát Đại Cát vừa mua, nhận chuyển nhượng thêm hơn 16,75 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Saigonbank khi nắm gần 9,9% vốn tại đây.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.