'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Gã khổng lồ" chất bán dẫn TSMC cho biết đã phê duyệt khoản đầu tư 3,8 tỷ USD vào nhà máy tại Đức, với tổng vốn đầu tư vào nhà máy dự kiến vượt 10 tỷ EUR, tương đương 11 tỷ USD, bao gồm cả hỗ trợ của chính phủ.
Đặc biệt, nhà máy mới cũng là màn "bắt tay" của TSMC với các nhà sản xuất chip địa phương như Infineon Technologies AG - nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất của Đức; nhà sản xuất bán dẫn toàn cầu của Hà Lan NXP Semiconductors NV và tập đoàn công nghệ Đức Robert Bosch GmbH.
Nhà máy theo kế hoạch sẽ do TSMC sở hữu 70%, công ty sẽ vận hành cơ sở ở thành phố Dresden, còn Infineon, NXP và Bosch, mỗi công ty nắm giữ 10% cổ phần, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý, các công ty cho biết đưa ra tuyên bố chung ngày 8/8.
Nhà máy mới là bước tiến đầu tiên của TSMC trong việc thiết lập sự hiện diện lớn ở châu Âu để chống lại rủi ro từ căng thẳng Mỹ-Trung leo thang. Được biết, nhà máy dự kiến bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2027, sẽ cung cấp chip cho lĩnh vực ô tô và công nghiệp.
Bộ Kinh tế Đức cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ dự án nếu được Liên minh châu Âu chấp thuận, tổ chức đã nới lỏng các giới hạn về trợ cấp của chính phủ cho các dự án bán dẫn.
Quyết định hỗ trợ này được đưa ra vài tuần sau khi Berlin cho biết sẽ trả 10 tỷ EUR để hỗ trợ khoản đầu tư 30 tỷ EUR của Intel, nhà sản xuất chip của Mỹ, vào hai nhà máy ở Magdeburg, miền đông nước Đức - một trong những khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện tại quốc gia này.
Nhà máy của TSMC tại Đức cũng sẽ thúc đẩy nỗ lực của châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào châu Á trong việc nhập khẩu công nghệ quan trọng và được đưa ra sau khi các nhà sản xuất ô tô Đức bao gồm Volkswagen AG và Porsche AG nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc của họ đối với việc có một nhà máy TSMC tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Ông Robert Habeck, Bộ trưởng kinh tế Đức cho biết sản xuất chất bán dẫn trong nước “mạnh mẽ” là chìa khóa để duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Các chính phủ trên khắp thế giới đang cạnh tranh khốc liệt để giành được các nhà máy sản xuất chip mới nhằm đảm bảo quyền kiểm soát nhiều hơn đối với chất bán dẫn quan trọng đối với hầu hết các thiết bị điện tử và công nghệ thế hệ tiếp theo, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI).
Không nằm ngoài xu hướng, EU cũng đang tìm cách tăng gấp đôi thị phần của mình trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu nhằm củng cố chuỗi cung ứng công nghệ cao và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài trong các ngành công nghiệp tăng trưởng cao.
Những nỗ lực của châu Âu nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa cũng phản ánh nỗ lực chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu công nghệ Trung Quốc.
Nỗ lực này một phần là phản ứng đối với Đạo luật Chips trị giá 53 tỷ USD của chính quyền Mỹ, nhằm mục đích thu hút các khoản đầu tư vào chất bán dẫn vào Mỹ và Đạo luật Giảm lạm phát, đưa ra các khuyến khích hỗ trợ đầu tư công nghệ xanh.
Xem thêm >> Kinh tế Đức trì trệ và suy thoái: 'Cỗ máy tăng trưởng của châu Âu' giậm chân tại chỗ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.