'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mục tiêu hàng đầu của Chính phủ
Nâng hạng TTCK đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ trong Chiến lược là phát triển TTCK ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập, với quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030.
Theo ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, UBCKNN, “việc nâng hạng TTCK sẽ là tín hiệu cho thấy Việt Nam đã tiến một bước dài hơn trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
Không chỉ thu hút thêm nhiều nguồn vốn ngoại, tăng số lượng nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư có quy mô lớn trên thị trường, việc nâng hạng còn giúp cải thiện tích cực thanh khoản của TTCK và chất lượng thị trường theo hướng tốt hơn, tạo ra một TTCK thực sự “khỏe mạnh” và minh bạch cho tất cả các nhà đầu tư.
Với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước từ đó cũng sẽ dần nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế, ông Vũ Chí Dũng nhận định.
Hiện tại, Việt Nam được 2 tổ chức quốc tế MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và được đưa vào chỉ số thị trường cận biên. Đến nay, TTCK Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số thị trường cận biên (khoảng 30% tổng tài sản quản lý).
Trong đó, vào năm 2018, FTSE Russell đã đưa TTCK Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai và đến kỳ đánh giá tháng 3/2024 tổ chức này vẫn giữ Việt Nam trong danh sách chờ nâng hạng.
Còn trong kỳ đánh giá tháng 6/2023, MSCI vẫn chưa đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng với lý do các tiêu chí không có thay đổi so với kỳ đánh giá một năm trước đó.
"Việt Nam nên ở một đẳng cấp khác"
Theo đại diện của WB tại Việt Nam, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn duy trì ở mức ấn tượng và không kém cạnh nhiều quốc gia khác trong khu vực như Indonesia hay Philippines. Tuy vậy, TTCK tại Việt Nam vẫn chưa phát triển thành nguồn cung quan trọng mục dù có tiềm năng to lớn.
Thế nhưng, với việc Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong các chỉ số thị trường cận biên, lên đến 29% trong chỉ số thị trường cận biên của MSCI và 38% trong chỉ số của FTSE Russell, đại diện của WB cho rằng: “Việt Nam ví như con cá lớn nằm trong ao nhỏ và nên ở một đẳng cấp khác”.
Chia sẻ với VietnamFinance, ông Nguyễn Khắc Hải, Giám đốc Khối Luật và Kiểm soát tuân thủ, Công ty Chứng khoán SSI (SSI), cho biết hiện Việt Nam cần đáp ứng 2 tiêu chí bao gồm ký quỹ trước giao dịch nhà đầu tư nước ngoài và cơ chế xử lý đối với các giao dịch thất bại.
“Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) đang rất tích cực và nỗ lực đưa ra các giải pháp để có thể triển khai việc giao dịch không yêu cầu ký quỹ 100% bằng tiền đối với nhà đầu tư nước ngoài tổ chức, đảm bảo hoạt động nước ngoài, hoạt động thanh toán. Còn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát ngành nghề, đồng thời công bố thông tin minh bạch bằng tiếng Anh để nhà đầu tư nắm thông tin tỷ lệ sở hữu của các doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Khắc Hải cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài của các CTCK trên thị trường.
Thứ nhất, các CTCK cần bổ sung nguồn lực về vốn. Trong mô hình CCP hay dịch vụ NPS, trách nhiệm thanh toán giao dịch cho nhà đầu tư thuộc về CTCK, do đó, tất yếu các CTCK phải chuẩn bị nguồn lực lớn về vốn để hạn chế rủi ro thanh toán. Tại Việt Nam, chúng ta thấy rằng đa số các CTCK đều có kế hoạch tăng vốn trong năm 2024 và 2025, là bước chuẩn bị cho cuộc chơi lớn này.
Thứ hai, hệ thống quản trị rủi ro của các CTCK phải được nâng cấp để hạn chế rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động, đặc biệt là khi triển khai giải pháp NPS hay xét về dài hạn hơn khi các sản phẩm day trading hay short sell được vận hành.
Thứ ba, phát triển đồng bộ hệ thống vận hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới nhà đầu tư nước ngoài. Một điểm trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài là mức độ tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh của các doanh nghiệp niêm yết theo tiêu chuẩn thế giới. Các CTCK hỗ trợ việc kết nối giữa các doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư nước ngoài thông qua các báo cáo Nghiên cứu phân tích bằng tiếng Anh và dịch vụ corporate access.
Cuối cùng, các CTCK sẽ phải nâng cấp hệ thống để kết nối trực tuyến với nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực thực thi lệnh.
“Quy mô thị trường tăng cao cùng với việc phát triển các sản phẩm cho phép nhà đầu tư tăng vòng quay vốn như short sell, day trading dẫn đến số lượng lệnh giao dịch tăng đòi hỏi năng lực nhận, xử lý lệnh giao dịch của nhà đầu tư nói chung đối với CTCK trở nên cấp thiết. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc đặt lệnh có thể được tiến hành tại CTCK với các giải pháp đặt lệnh API, Direct Market Access (DMA) hay Electronic trading nhằm tối ưu hóa lợi ích từ phía khách hàng và giảm độ trễ trong việc giao dịch”, ông nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.