'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhiều công ty trong ngành bán dẫn của Trung Quốc rơi vào cảnh khó khăn kể từ khi Mỹ thắt chặt xuất khẩu các sản phẩm chip cao cấp và thiết bị sản xuất từ năm ngoái. Trong khi đó, nhiều quốc gia, đi đầu là Mỹ và các nước đồng minh, cũng đang dốc hết sức mở rộng năng lực sản xuất chip nhằm sắp xếp lại chuỗi cung ứng bán dẫn.
Trước tình hình này, SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo căng thẳng địa chính trị và nỗ lực sắp xếp lại chuỗi cung ứng có thể gây ra dư thừa nguồn cung trong ngành chip bán dẫn toàn cầu.
Ông Zhao Haijun, đồng CEO của SMIC, nhận định, các yếu tố địa chính trị đang gây ra sự trùng lặp trong chuỗi cung ứng. “Nhìn từ góc độ toàn cầu, năng lực sản xuất chip sẽ trở nên dư thừa, làm mất nhiều thời gian mới có thể tiêu hóa dần sản lượng đã được sản xuất vội vã trong những năm gần đây”, ông nói.
Cơn suy thoái của ngành công nghiệp bán dẫn được phản ánh phần nào qua doanh thu và thu nhập ròng của SMIC. Trong quý III, doanh thu của SMIC đã giảm lần thứ 3 liên tiếp, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1,62 tỷ USD trong khi thu nhập ròng của SMIC cũng đã giảm mạnh 80%, xuống còn 94 triệu USD.
Trên thực tế, cảnh báo về nguy cơ dư thừa trong ngành công nghiệp chip và bán dẫn không phải là không có căn cứ. Đến nay, các cường quốc như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng nhiều nền kinh tế mới nổi khác đang chạy đua rót những khoản trợ cấp khổng lồ để xây dựng nhà máy sản xuất chip.
Trong tuần trước, chính phủ Nhật Bản công bố khoản trợ cấp trị giá 13 tỷ USD hỗ trợ cho các công ty bán dẫn, bao gồm cả TSMC, xây dựng năng lực sản xuất ở nước này.
Vào hồi tháng 6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Intel sẽ xây dựng nhà máy mới với tổng vốn đầu tư lên tới 25 tỷ USD tại quốc gia này. Ngoài ra, Intel cũng đầu tư 33 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn của Đức.
Samsung, TSMC và Intel còn cam kết xây dựng các nhà máy chip khổng lồ ở Mỹ với tổng trị giá 52 tỷ USD trước sức hấp dẫn từ khoản trợ cấp hào phóng trong Đạo luật Chips của Mỹ. TSMC cam kết đầu tư xây dựng một nhà máy trị giá 8,5 tỷ euro tại Đức.
Trải qua nhiều thập niên, ngành công nghiệp chip đã phát triển theo hướng hình thành nên một chuỗi giá trị toàn cầu với tính liên kết cao.
Trong đó, từng công ty đặt tại các quốc gia khác nhau trên thế giới lại sở hữu một thế mạnh riêng và đóng vai trò quan trọng riêng biệt trong các phần khác nhau của quy trình sản xuất bán dẫn. Đơn cử như IMEC của Bỉ được biết đến là nhà cung cấp công cụ sản xuất chip hàng đầu thế giới trong khi Anh có lợi thế vượt trội về thiết kế chip.
Ông Luc Van den Hove, CEO của IMEC, khẳng định “mỗi khu vực có những thế mạnh riêng và việc các quốc gia khác nhau cố gắng cố gắng làm tất cả quy trình, cố gắng trở nên tự cung tự cấp hoàn toàn có thể dẫn đến sự trùng lặp tốn kém.
Đồng quan điểm với CEO của IMEC, ông Christopher Cytera, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Phân tích chính sách Châu Âu (CEPA), cũng cho rằng, các chương trình trợ cấp có thể sẽ tạo ra các cơ sở sản xuất chip tốn kém và lãng phí, từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.