Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong ngày đội tuyển U23 Việt Nam giành chiến thắng lịch sử trước đội U23 Iraq để lần đầu tiên lọt vào vòng bán kết giải bóng đá U23 châu Á, một câu chuyện thú vị về một...tờ lịch đã được cộng đồng mạng lan truyền rộng rãi.
Đó là tờ lịch ngày 20/1 trong cuốn lịch năm 2018 của Ngân hàng thương mại cổ phần SHB với hình ảnh các cầu thủ bóng đá của Việt Nam đang ăn mừng bàn thắng.
Tờ lịch SHB ngày 20/1, đúng ngày U23 Việt Nam giành chiến thắng lịch sử.
Một sự ngẫu nhiên tình cờ nhưng đầy thú vị trong ngày chiến thắng! Càng thú vị hơn khi đó là cuốn lịch của ngân hàng SHB, nơi chủ tịch ngân hàng này, ông Đỗ Quang Hiển, là một người đặc biệt mê bóng đá và cũng đang sở hữu một số câu lạc bộ bóng đá.
Tờ lịch có thể là ngẫu nhiên, nhưng khát vọng nâng tầm bóng đá Việt Nam của các doanh nhân thì hoàn toàn không ngẫu nhiên.
Lịch sử nền bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam từ những ngày đầu tiên đã ghi dấu ấn của các doanh nhân Việt Nam nổi tiếng. Cho dẫu thành công hay thất bại cả trong bóng đá, kinh doanh lẫn cuộc đời, họ sẽ vẫn được người Việt nhớ tên.
Có thể kể ra đây những cái tên như ông Đoàn Nguyên Đức, ông Nguyễn Đức Kiên, ông Võ Quốc Thắng, ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Văn Đệ... và tất nhiên là cả ông Đỗ Quang Hiển. Lịch sử rồi cũng sẽ ghi tên ông Phạm Nhật Vượng với dự án đào tạo bóng đá trẻ đầy tham vọng của mình.
Chính tình yêu, sự quyết tâm và tiền bạc của các doanh nhân này đã từng bước chuyên nghiệp hóa nền bóng đá, chuyên nghiệp hóa các câu lạc bộ, đưa bóng đá Việt Nam phát triển qua từng năm, cho dù thành tích quốc tế hiện vẫn còn khiêm tốn.
Nhiều doanh nhân khác cũng rất mê bóng đá và sở hữu các đội bóng, dù chỉ là những đội phong trào. Và nhiều doanh nhân vẫn đang đá bóng, kể cả ông Phạm Nhật Vượng, ông Đỗ Quang Hiển.
Trung tâm huấn luyện bóng đá của Tập đoàn Vingroup
Cuộc đời doanh nhân có những khúc quanh, như trường hợp ông Nguyễn Đức Kiên hiện đang phải thụ án. Có người từng yêu rồi chán, không gắn bó với bóng đá nữa như trường hợp ông Trần Đình Long. Nhưng nhìn về tổng thể, tình yêu bóng đá của các doanh nhân là rất lớn.
Những thành tích trong thời gian gần đây của bóng đá Việt Nam gần đây có công trạng của nhiều người, nhưng phần lớn đều thừa nhận vai trò của ông Đoàn Nguyên Đức trong việc xây dựng nên "thế hệ Công Phượng", cho dù nghiệp kinh doanh của ông cũng đang trong giai đoạn trầm lắng.
Nhưng chúng tôi luôn có niềm tin rằng, ngọn lửa đam mê trong lòng các doanh nhân sẽ luôn cháy, cả với bóng đá lẫn kinh doanh. Và không chỉ với bóng đá, chúng ta cũng đã nhìn thấy bóng dáng doanh nhân trong các môn thể thao khác như bóng chuyền, bóng rổ.
Và tin rằng, với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ, các doanh nhân Việt sẽ liên tục "ghi bàn" trên thương trường, để có điều kiện đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thể thao nói chung, bóng đá nói riêng.
Khi đó, những hình ảnh ăn mừng chiến thắng sẽ xuất hiện nhiều hơn, một cách tất yếu, chứ không chỉ là ngẫu nhiên như tờ lịch SHB ngày 20/1.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.