Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bà Trang điểm lại một số trường hợp không được hoàn thuế GTGT. Đó là, doanh nghiệp đi vào hoạt động và phát sinh doanh thu sau thời điểm đã đăng ký trong giấy phép đầu tư không được hoàn thuế GTGT đối với dự án trong giai đoạn đầu tư.
Ngoài ra, chi nhánh không có tài khoản giao dịch ngân hàng theo mã số thuế của chi nhánh; nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT vào tháng không có doanh thu xuất khẩu; nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT đầu tư vào tháng đã phát sinh doanh thu, mặc dù chốt số liệu được hoàn trước khi phát sinh doanh thu… cũng sẽ bị cơ quan thuế từ chối hoàn thuế GTGT.
“Tóm lại, chúng ta phải “xinh đẹp” đã rồi mới xin hoàn thuế”, bà Phạm Trang khuyến nghị.
Bà Hương Vũ, Phó tổng giám đốc phụ trách khối Dịch vụ tư vấn thuế EY Việt Nam giải thích rõ hơn: “Xinh đẹp” ở đây có nghĩa là mọi giấy tờ của doanh nghiệp phải hoàn thiện mới đi hoàn thuế. Bởi chỉ cần doanh nghiệp có lỗi hành chính là cán bộ thuế có quyền từ chối quyền hoàn thuế của doanh nghiệp”.
Bà Hương Vũ kể lại câu chuyện của một nhà đầu tư bị từ chối hoàn thuế GTGT lên tới 2 triệu USD do nhầm lẫn trong khâu lập hồ sơ. Cụ thể, trong quá trình đầu tư, lẽ ra doanh nghiệp này phải khai vào Mẫu 02 thì lại khai vào Mẫu 01.
Quá trình sửa hồ sơ kéo dài và cuối cùng “Phòng Kê khai của Tổng cục Thuế thông báo đã có doanh số, nên không được hoàn thuế”.
Tuy nhiên, bà Phạm Trang trấn an, nếu doanh nghiệp làm đúng mà vẫn không được hoàn thuế thì có thể khiếu nại với cục thuế địa phương cho tới Tổng cục Thuế.
Gần đây, có nhiều doanh nghiệp cũng đưa vụ việc liên quan đến quyết định truy thu, phạt thuế, hay hoàn thuế ra tòa khi thấy Tổng cục Thuế, hay cấp cao hơn chưa xử lý những tranh chấp, bất đồng về chính sách thuế một cách thấu đáo.
Tòa án sẽ nhìn vào văn bản pháp quy và câu chữ trong quy định để xem xử lý của cơ quan thuế có căn cứ vào quy định cụ thể nào hay không.
“Nếu doanh nghiệp ở trong tình huống bị phiên dịch, áp đặt, suy diễn thì khi ra tòa cơ quan thuế sẽ không có căn cứ để trình bày về cơ sở pháp lý trong việc từ chối hoàn thuế của doanh nghiệp”, bà Trang nói.
Quay lại trường hợp của nhà đầu tư trên, bà Hương Vũ chia sẻ, giải pháp mà EY đã tư vấn doanh nghiệp thành công trong việc đòi quyền lợi hoàn thuế, mà không phải đưa vụ việc ra phân định tại tòa là giúp doanh nghiệp khiếu nại ở các cấp quản lý.
Sau lần khiếu nại đầu tiên ở cục thuế địa phương không thành công, EY giúp doanh nghiệp khiếu nại lần 2. Lần này tiếp tục không được.
Tuy nhiên, song song với việc khiếu nại lên cơ quan thuế, doanh nghiệp cũng làm việc với Văn phòng Chính phủ, Đại sứ quán, cùng các hiệp hội ngành hàng, pháp lý… Cuối cùng, câu chuyện hoàn thuế của nhà đầu tư trên đã được giải quyết.
Bà Hương cho rằng nhiều khi không phải do một động cơ nào đó khiến cán bộ thuế không cho hoàn thuế, mà xuất phát từ việc họ sợ bị quy kết trách nhiệm.
“Do đó, khi doanh nghiệp đã làm việc rõ ràng với Văn phòng Chính phủ, Đại sứ quán, các hiệp hội để cùng tham gia giải quyết thì vấn đề trở nên rất minh bạch, giúp việc ra quyết định của cơ quan thuế dễ hơn.
Tóm lại, câu chuyện ở đây là doanh nghiệp cần phải tham gia các hoạt động kết nối với đại sứ quán, các hiệp hội thường xuyên hơn để họ có tiếng nói bênh vực khi doanh nghiệp cần sự hỗ trợ. Doanh nghiệp đừng đóng phí cho các hiệp hội rồi để đó”, bà Hương nhấn mạnh.
Một điểm mới trong quan hệ giữa cơ quan quản lý thu thuế và các doanh nghiệp cũng được bà Hương Vũ chia sẻ với gần 400 khách mời, đó là, bên cạnh xu hướng thay đổi chính sách, cách thức cơ quan thuế quản lý thu thuế đã hoàn toàn đổi mới.
Các cuộc thanh, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp đi vào chiều sâu, chú trọng vào bản chất, nội dung của giao dịch, tài liệu của các giao dịch với các bên liên kết, tính hợp lý của phương thức xác định giá cũng như mức độ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.