Tỷ giá USD/VND 'nổi sóng': Nỗi lo lớn mỗi dịp cuối năm

Minh Dũng - 24/08/2023 08:03 (GMT+7)

(VNF) - Tỷ giá USD/VND đột ngột tăng mạnh trong những ngày gần đây sau hơn nửa năm ổn định dấy lên nhiều lo ngại.

VNF

Tỷ giá USD/VND "nổi sóng"

Sau nửa năm tương đối "yên ả", từ đầu tháng 8, thị trường chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND.

Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng giao dịch ở mức 23.761 đồng/USD tại ngày 3/8 sau đó lập đỉnh ngày 17/8, giao dịch ở mức 23.951 đồng/USD rồi giảm nhẹ về mức 23.886 đồng/USD trong ngày 22/8. Điều đó phần nào cũng phản ánh những áp lực của tỷ giá trong những ngày vừa qua.

Giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng tăng mạnh mẽ. Sau khi tăng vượt xa mức 24.000 đồng vào ngày 17/8 nhưng 2 ngày sau đó, giá USD ở các ngân hàng thương mại có dấu hiệu suy yếu khi đánh mất mức giá này. Đến ngày 22/8, giá USD ngân hàng lại bật tăng. Tỷ giá USD/VND ở nhiều ngân hàng tại ngày 22/8 giao dịch quanh vùng giá 23.700-24.070 đồng (mua vào - bán ra). Đây là mức tăng là cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.

Trong khi đó, sau nhiều ngày ổn định và dao động quanh vùng giá thấp, giá USD trên thị trường tự do ngày 17/8 cũng tăng mạnh, vượt 24.000 đồng/USD. Hiện giá USD tự do vẫn duy trì mức trên 24.000 đồng/USD.

Giá USD trong nước tăng mạnh theo diễn biến của giá USD thế giới.  Trong 2 tuần gần đây, chỉ số DXY (đo lường sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 loại tiền tệ) cách đây vài tháng loanh quanh ở mốc 98-99 điểm. Nhưng từ đầu tháng 8 đến nay, DXY đã vọt lên trên 103 điểm. Đà tăng của USD cùng với những diễn biến tỷ giá trong nước đã đẩy tỷ giá tăng cao.

Theo các chuyên gia, tỷ giá bật tăng ngoài nguyên nhân USD tăng giá, nguyên nhân sâu xa còn đến từ nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng tăng để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm.

Tỷ giá tăng mạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, do phải bù thêm chênh lệch tỷ giá trong thanh toán cho đối tác nước ngoài.

Vì vậy, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, trong điều kiện thị trường hàng hóa thế giới và thị trường ngoại hối có nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình.

Ở chiều ngược lại, một số chuyên gia cho rằng, tỷ giá tăng cao sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu nhưng nếu thấp quá thì không có lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam cần ưu tiên nhiều hơn cho xuất khẩu.

Các chuyên gia cho rằng, đồng VND mất giá khá thấp so với nhiều đồng tiền khác.

Ước tính, từ đầu năm đến nay, mức tăng của đồng USD so với VND khoảng 1,6%. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn khá nhiều mức tăng của đồng USD so với các đồng tiền của nhiều nước khác như Nhật Bản hay Trung Quốc.

Các đồng tiền khác trong khu vực có xu hướng mất giá khá mạnh so với USD trong hai tuần gần đây. So với đầu năm, đa phần các đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD ở mức từ 3-5%. 
 

Kịch bản nào cho tỷ giá những tháng cuối năm?

Dù đã qua 2 tuần "nổi sóng" nhưng giá USD cơ bản vẫn không có biến động lớn. Tỷ giá trung tâm  mới chỉ tăng 1,4% so với đầu năm.

Giới phân tích nhận định, đà tăng mạnh của đồng USD gần đây chỉ là ngắn hạn do yếu tố tâm lý, mùa vụ, sẽ không kéo dài đến cuối năm. Giới chuyên gia nhận định, vấn đề tỷ giá bật tăng trong vài ngày gần đây không đáng lo ngại nhưng cần theo dõi kỹ từ nay đến cuối năm. Khi không đủ dư địa về dự trữ ngoại hối có thể phải dùng đến công cụ lãi suất để kiểm soát tỷ giá, nguy cơ tăng lãi suất có thể xảy ra.

Chuyên gia Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả, Bộ Tài Chính, cảnh báo cần hết sức cẩn trọng vì bối cảnh năm nay khá giống với năm ngoái.

Ông Ánh cho biết, tỷ giá tăng cao như hiện nay khá giống với giai đoạn tháng 8-9 năm ngoái, khi đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải sử dụng khoảng 25 tỷ USD/100 tỷ USD để duy trì tỷ giá. Tỷ giá đột ngột tăng cao cũng là lý do cơ bản khiến NHNN phải điều chỉnh tăng lãi suất hai lần liên tiếp mỗi lần 1% vào tháng 9 và tháng 10 năm 2022 để ổn định mặt bằng tỷ giá.

Để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có một trong hai lựa chọn: hoặc ổn định lãi suất hoặc ổn định tỷ giá. NHNN không thể cùng một lúc thực hiện cả hai nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Chứng Khoán Yuanta, đánh giá: tỷ giá sẽ chịu áp lực tăng trong ngắn hạn, giá USD sắp tới có thể vượt lên 25.000 đồng. Nguyên nhân do mối lo ngại lạm phát tăng đang quay trở lại trong bối cảnh giá dầu, giá nông sản, giá phân bón,… tăng. Hơn nữa, Fed đang có nhiều lý do hơn nữa để tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9 sắp tới. Tâm lý nhà đầu tư đang phản ứng tích cực vào USD.

Ông Minh cũng bày tỏ lo ngại về dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện còn khoảng 88 tỷ USD, thấp so với mức đỉnh 110 tỷ USD. "Khi không đủ dự trữ ngoại hối, Việt Nam sẽ không có công cụ để kiểm soát tỷ giá, khi đó phải dùng đến công cụ lãi suất, nguy cơ tăng lãi suất có thể xảy ra", ông Minh cho biết.

Theo VNDirect, các yếu tố có thể gây sức ép lên tỷ giá VND trong nửa cuối năm 2023 còn rất hiện hữu, gồm: chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tiếp tục thu hẹp do lãi suất điều hành của Fed có thể duy trì ở vùng đỉnh đến cuối năm 2023 để kiềm chế lạm phát, trong khi NHNN định hướng tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng và lạm phát trong nước có thể tăng từ cuối quý III/2023.

VNDirect cho rằng tỷ giá có thể biến động mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023. Song tỷ giá USD/VND sẽ dao động không quá 2% so với đầu năm 2023.

Đánh giá tỷ giá không quá quan ngại nên TS. Lê Xuân Nghĩa vẫn giữ quan điểm rằng không có lý do gì để Việt Nam đảo chiều chính sách tiền tệ trong lúc này.

Còn chuyên gia kinh tế, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tỷ giá tăng chỉ là hiện tượng nhất thời, NHNN sẽ điều hành tỷ giá sớm ổn định trở lại.

Có góc nhìn thận trọng hơn, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhận định diễn biến đồng USD tăng giá trong nửa đầu tháng 8 là điều đáng lưu tâm. Nếu lãi suất đồng USD tăng cao và Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất sẽ tạo kỳ vọng giảm giá VND. Khi đó, cần quan sát và có giải pháp ứng phó kịp thời để hạn chế tác động với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và rủi ro dòng vốn đảo chiều.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán bị bán tháo: Có nên hoảng loạn?

Chứng khoán bị bán tháo: Có nên hoảng loạn?

(VNF) - Đối với các nhà đầu tư hưng phấn mua vào sau khi VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, những diễn biến sau đó thực sự là “màn tra tấn”.

SCB đóng cửa một loạt phòng giao dịch, thanh lý hàng chục ô tô

SCB đóng cửa một loạt phòng giao dịch, thanh lý hàng chục ô tô

(VNF) - Chỉ trong 2 tuần qua, SCB đã đóng cửa tổng cộng 14 phòng giao dịch tại 6 tỉnh, thành phố. Nhà băng này cũng thông báo thanh lý hàng chục xe ô tô chuyên dụng.

Flamingo Golden Hill mở bán, hàng trăm khách hàng tới tham dự

Flamingo Golden Hill mở bán, hàng trăm khách hàng tới tham dự

(VNF) - Ngày 23/6 vừa qua, chủ đầu tư Flamingo tổ chức lễ mở bán chính thức thứ 2 của Flamingo Golden Hill tại Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam với sự tham gia của hàng trăm khách hàng và các nhà đầu tư tới từ Hà Nam, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

(VNF) - Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE.

MobiFone triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn hòa nhịp EURO 2024

MobiFone triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn hòa nhịp EURO 2024

(VNF) - EURO 2024 quay trở lại khiến cư dân mạng thổn thức theo từng nhịp bóng lăn. Đồng hành cùng các fan cứng bóng đá lúc này, MobiFone “chơi lớn” tung ra nhiều gói cước ưu đãi.

SHB triển khai gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI

SHB triển khai gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI

(VNF) - SHB miễn/giảm nhiều loại phí dịch vụ tài chính và cung cấp nhiều đặc quyền cho các khách hàng doanh nghiệp FDI.

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

(VNF) - Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank áp dụng 100% Quyết định 2345 (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày quyết định có hiệu lực tới hơn 10 ngày.

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

(VNF) - Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để hướng tới trở thành một quốc gia không tiền mặt. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn, người dân vẫn phụ thuộc vào tiền mặt trong giao dịch hàng ngày và mua sắm giá trị thấp. Một số cá nhân vẫn chưa có tài khoản ngân hàng cũng như thiếu kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

(VNF) - Mới đây Masan Consumer công bố thông tin sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 55% trong tháng 7 sắp tới và xin ý kiến cổ đông để tạm ứng cổ tức năm 2024. Điều này hé lộ rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục chia cổ tức trong năm nay sau quyết định chia cổ tức tỷ lệ 100% trước đó.

Trung Quốc muốn EU dỡ bỏ thuế quan với xe điện trước ngày 4/7

Trung Quốc muốn EU dỡ bỏ thuế quan với xe điện trước ngày 4/7

(VNF) - Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ thuế quan sơ bộ đối với xe điện của Trung Quốc trước ngày 4/7 sau khi cả hai bên đạt được thỏa thuận tổ chức các cuộc đàm phán thương mại mới, theo Global Times.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.