Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sự thăng hạng của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani trong danh sách giới siêu giàu thế giới, xét về bất kỳ phương diện nào, đều được coi là “đáng kinh ngạc”.
Trong một năm kinh tế thế giới khốn đốn vì Covid-19 và căng thẳng địa chính trị, giá trị tài sản ròng của ông đã tăng gần gấp đôi, từ 64,8 tỷ USD lên 143 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ ba trên hành tinh, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Điều này có nghĩa ông chỉ thiếu 6 tỷ USD là ngang bằng vị trí với người giàu thứ 2 thế giới Jeff Bezos.
Tỷ phú Adani ghi nhận tài sản nảy nở không ngừng một phần là nhờ giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt, đã nâng Chỉ số Năng lượng/Thế giới MSCI lên tổng mức sinh lời 36% vào năm 2022. Nhưng ngay cả trong thời kỳ toàn ngành đạt được lợi nhuận lớn, các công ty của tập đoàn Adani vẫn nổi bật hơn các công ty còn lại, với một số giá cổ phiếu tăng hơn gấp đôi trong năm nay.
Cổ phiếu tại một số công ty của ông đã tăng hơn 1.000% kể từ năm 2020. Con số này lớn hơn nhiều so với mức tăng khoảng 44% của Chỉ số S&P BSE Sensex tiêu chuẩn quốc gia.
Hai công ty về năng lượng của tập đoàn là Adani Green Energy Ltd. và Adani Total Gas Ltd. giao dịch với lợi nhuận hơn 750 lần, trong khi Adani Enterprises Ltd. và Adani Transmission Ltd. có giá trị hơn khoảng 400 lần so với đầu năm.
Để so sánh, cả công ty xe điện Tesla Inc. của người giàu nhất thế giới Elon Musk và "ông lớn" thương mại điện tử Amazon.com Inc. của người giàu thứ 2 thế giới Jeff Bezos đều có hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (Tỷ số P/E) là khoảng 100 lần, trong khi cổ phiếu tập đoàn Reliance Industries của một tỷ phú Ấn Độ khác là Mukesh Ambani chỉ giao dịch ở mức cao hơn 28 lần.
Tỷ phú Gautam Adani, một sinh viên bỏ học đại học, đã thử vận may của mình trong ngành công nghiệp kim cương của Mumbai vào đầu những năm 1980 trước khi chuyển sang ngành than và cảng.
Ông đã xây dựng một đế chế kinh doanh đa ngành, từ sân bay đến trung tâm dữ liệu, phương tiện truyền thông và xi măng. Năm ngoái, ông cũng cam kết đầu tư 70 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng xanh, trở thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, mức tăng mạnh của cổ phiếu các tập đoàn mà ông sở hữu, đặc biệt khi thị trường tài chính toàn cầu dao động trước những mức lãi suất cao hơn, đã làm tăng thêm những lo lắng hiện tại về cơ cấu cổ đông không rõ ràng và thiếu sự bao quát của tập đoàn.
Các nhà phân tích của CreditSights, công ty đã cảnh báo về mức nợ quá mức của tập đoàn Adani, cũng bày tỏ lo ngại rằng việc tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới, không có liên quan và thâm dụng vốn sẽ làm tăng rủi ro cho chính tập đoàn.
Phản hồi trước những nghi vấn này, tập đoàn Adani cho biết đã cải thiện các chỉ số nợ của mình trong thập kỷ qua, với tỷ lệ đòn bẩy của các công ty trong danh mục đầu tư của họ hiện “lành mạnh” và phù hợp với các ngành tương ứng.
Nợ ròng đã giảm xuống 3,2 lần thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao từ mức 7,6 lần trong năm 2013, tập đoàn cho biết. Đồng thời, cổ phần cầm cố cho các khoản vay đã giảm từ mức cao vào năm 2020, khi ông Adani và gia đình phải tăng tài sản thế chấp do các ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Xem thêm >> Gautam Adani: Tỷ phú châu Á đầu tiên trở thành người giàu thứ ba thế giới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.