'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Có máu kinh doanh từ nhỏ
Ông Charlie Munger, tên thật là Charles Thomas Munger, sinh ngày 1/1/1924 tại Omaha, thành phố lớn nhất của tiểu bang Nebraska, Mỹ. Lớn lên trong một gia đình nề nếp, ông nội từng là thẩm phán liên bang, cha đang hành nghề luật sư, còn mẹ có xuất thân từ gia đình quyền quý, ông Munger được hưởng những điều kiện tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ đồng trang lứa trong thời kỳ đại suy thoái.
Tuy vậy, trong khoảng thời gian thơ ấu, ông Munger vẫn phải làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Một trong những công việc đầu tiên của ông là nhân viên bán hàng với mức lương 2USD/ca tại Buffett & Son, một cửa hàng tạp hoá ở Omaha do ông nội của tỷ phú Warren Buffett điều hành. Tuy có mối nhân duyên đầy bất ngờ với nhà Buffett, thế nhưng thời điểm này, ông chưa từng gặp tỷ phú Buffett lúc trẻ.
Là một người ham đọc sách, đặc biệt lại hâm mộ cuồng nhiệt Benjamin Franklin, ông Munger đã sớm bộc lộ năng khiếu kinh doanh. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bắt đầu nuôi chuột đồng để bán cho những đứa trẻ khác trong khu.
Trích cuốn sách viết về ông Munger của tác giả Michael Broggie, xuất bản năm 2005: “Ngay từ khi còn nhỏ, Charlie đã thể hiện khả năng đàm phán khôn ngoan”.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông Munger rời Omaha vào năm 17 tuổi và đăng ký theo chuyên ngành toán tại Đại học Michigan. Thế nhưng đến năm 1943, ông rời trường để tham gia chiến tranh. Ông Munger từng có giai đoạn gia nhập Lực lượng Phòng không Lục quân và được đào tạo về khí tượng học tại Caltech ở Pasadena.
Chính vì khoảng thời gian phục vụ quân đội, ông Munger đã không thể hoàn thành chương trình cử nhân. Đến năm 1946, ông Munger quyết định nộp đơn vào Trường Luật Harvard và được chấp nhận sau khi có một người quen giúp đỡ.
Không ngoài kỳ vọng, ông Munger đã tốt nghiệp hạng xuất sắc tại Harvard. Mặc dù sự nghiệp tương đối thuận lợi nhờ hoàn thành khóa học tại ngôi trường danh giá, song đời tư của ông Munger gặp rất nhiều khó khăn.
Bước ngoặt tạo ra “Nhà tiên tri của Pasadena”
Năm 21 tuổi, ông từng kết hôn với bà Nancy Huggins và có 3 người con. Thế nhưng đến năm 1953, khi ông Munger 29 tuổi, hai người đã ly hôn. Không lâu sau đó, đứa con lớn nhất của vị tỷ phú quá cố này được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và qua đời lúc 9 tuổi.
Đến năm 1956, ông Munger tái hôn với một sinh viên vừa tốt nghiệp bằng kinh tế tại Đại học Stanford, bà Nancy Barry Borthwick, sau đó có thêm với nhau 4 người con. Trước đó, bà Borthwick cũng từng có 2 mặt con với người chồng cũ.
Gia đình ngày một đông đúc đã buộc ông Munger phải tìm cách gia tăng tài chính của bản thân, cũng chính là bước ngoặt khi ông quyết định chuyển hướng công việc từ ngành luật sang đầu tư kinh doanh.
“Nancy và tôi phải nuôi nấng 8 đứa con”, ông Munger chia sẻ khoảng thời gian đó, 2 vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn. Thôi thúc từ đam mê làm giàu và kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, ông Munger quyết định quay trở lại với hoài bão ban đầu.
“Giống như Warren, tôi có niềm đam mê làm giàu vô tận. Không phải vì muốn tậu một chiếc Ferraris, tôi chỉ đơn giản là thích đầu tư, kinh doanh”, vị tỷ phú trải lòng với nhà văn viết tiểu sử Janet Lower.
Năm 1959, tại bữa tiệc tối tại Omaha, tỷ phú Charlie Munger và thiên tài đầu tư Warren Buffett, thời điểm đó là một nhà đầu tư đầy tham vọng mới vào nghề, đã gặp nhau lần đầu tiên. Theo chia sẻ của ông Buffett, ngay giây phút trò chuyện cùng Charlie, ông đã biết đây sẽ là “cặp bài trùng” phù hợp với mình về mọi mặt.
Mặc dù bắt đầu trao đổi ý tưởng đầu tư với Buffett vào năm 1959, nhưng giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1975, ông Munger chủ yếu tập trung vào việc xây dựng quỹ đầu tư của riêng mình.
Năm 1962, ông Munger sáng lập công ty luật Munger Tolles & Hills ở Los Angeles (ngày nay gọi là Munger Tolles & Olson) và tập trung quản lý các khoản đầu tư tại quỹ phòng hộ Wheeler, Munger & Co do chính ông thành lập.
Ông Munger đã kiếm được một khoản lợi nhuận khủng từ quỹ đầu tư chứng khoán, nhưng sau đó lại bị ảnh hưởng nặng nề khi giá thị trường xuống sâu vào năm 1973 - 1974.
Cũng chính nhờ khoản thua lỗ này, ông Munger đã nhận ra bản thân cần phải thay đổi chiến lược đầu tư. Sau khi thị trường phục hồi vào năm 1975, ông bắt tay cùng tỷ phú Warren Buffett đầu tư vào nhiều doanh nghiệp theo hướng kiểm soát công ty nhờ mua lượng lớn cổ phần tại các đơn vị này.
Sự kết hợp của ông Munger với ông Buffett là một trong những sự kết hợp thành công nhất trong lịch sử kinh doanh, khi "cặp bài trùng" đã biến Berkshire có trụ sở tại Omaha, Nebraska thành một tập đoàn trị giá hàng tỷ USD với hàng chục đơn vị kinh doanh.
Đến năm 1978, ông Munger trở thành phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, từng bước mở một kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp nhờ trí tuệ của hai thiên tài đầu tư.
“Munger đã mở rộng tầm nhìn của tôi”, tỷ phú Buffett nhận định.
Tuy chỉ sở hữu một phần nhỏ cổ phiếu tại Berkshire, song sự thành công của tập đoàn này đã đưa ông Munger trở thành tỷ phú. Theo Forbes, khối tài sản ròng của ông ước tính rơi vào 2,6 tỷ USD, tính đến thời điểm ông qua đời vào sáng 28/11/2023 (giờ địa phương).
Xem thêm >> 'Cánh tay phải' của Warren Buffett qua đời ở tuổi 99
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.