Tỷ phú Gautam Adani đầu tư 620 triệu USD để tu sửa 'khu ổ chuột' lớn nhất thế giới Dharavi

Hạnh Chi - 30/11/2022 06:54 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Adani, thuộc quyền quản lý của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, là doanh nghiệp trả giá cao nhất trong dự án đầy tham vọng nhằm tu sửa "khu ổ chuột" lớn nhất thế giới.

VNF
'Khu ổ chuột' lớn nhất thế giới Dharavi.

Theo ủy viên đô thị tại Cơ quan Phát triển Khu vực Đô thị Mumbai SVR Srinivas, tỷ phú Adani đã trả giá 50,7 tỷ rupee (620 triệu USD), để tái thiết "khu ổ chuột" Dharavi. Được biết, khu vực này rộng 620 mẫu (khoảng 250,91 ha), nằm giữa khu tài chính mới của thành phố và sân bay chính của Mumbai.

"Đối thủ" của tập đoàn Adani là DLF Ltd. báo giá 20,25 tỷ rupee. Hiện vẫn chưa rõ người thắng thầu có thể mua được bao nhiêu đất.

“Đây là một trong những dự án đổi mới đô thị lớn nhất thế giới. Rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới dự án này, từ giai cấp, tôn giáo đến sắc tộc; đó là một 'mê cung' mà chúng ta phải nhìn xuyên qua," theo ông Srinivas.

Tỷ phú Gautam Adani đầu tư 620 triệu USD để tu sửa 'khu ổ chuột' lớn nhất thế giới Dharavi

Lịch sử phát triển của Dharavi bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, khi những người thợ da thuộc Hồi giáo tìm kiếm một nơi để thực hiện hoạt động buôn bán bên ngoài ranh giới Bombay do Anh điều hành. Họ đã xây dựng một khu định cư thô sơ gần đó.

Đến những năm 1930, khu vực này thu hút những người di cư khác bao gồm thợ gốm từ Gujarat, thợ thêu vàng bạc từ bắc Ấn Độ và công nhân da từ miền nam nói tiếng Tamil. Tất cả đều tự xây dựng khu nhà ở của riêng mình bằng bất kỳ vật liệu nào họ có thể tìm thấy.

Đến nay, Dharavi đã trở thành "khu ổ chuột" có có mật độ dân số cao nhất thế giới với 1 triệu người, và được biết đến là nơi có tới 80 người dùng chung một nhà vệ sinh công cộng hay thậm chí còn "không có chỗ cho ba chú mèo mướp mới sinh".

Dharavi chỉ cách khu kinh doanh trọng điểm của Mumbai khoảng 5 km, nơi có sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Ấn Độ và trụ sở địa phương của JPMorgan Chase, nhưng cư dân khu vực này lại chủ yếu là người lao động để kiếm tiền công hàng ngày, nhập cư từ những ngôi làng cách xa cả nghìn dặm.

"Khu ổ chuột" này sở hữu một mê cung lều vải bạt, các khu tập thể và nhà xưởng xây dựng trái phép theo truyền thống đóng vai trò là động cơ thương mại cho toàn bộ Mumbai, một ngã tư trao đổi và kinh doanh điên cuồng ở trung tâm thủ đô tài chính của Ấn Độ.

Trước đại dịch, Dharavi đã tạo ra hơn 1 tỷ USD mỗi năm nhờ hoạt động cung cấp cơ sở cho các ngành công nghiệp từ đồ gốm, da thuộc, đến tái chế và buôn bán hàng may mặc. 

"Với sự đầu tư này, lĩnh vực bất động sản ở Mumbai sẽ có sức hút lớn. Cũng giống như lĩnh vực xi măng được đánh giá lại sau khi có sự gia nhập của tập đoàn Adani, chúng ta có thể mong đợi điều tương tự đối với bất động sản," nhà phân tích Abhimanyu Kasliwal của Choice Equity Broking Pvt, cho biết.

 Xem thêm >> Nga cân nhắc hoán đổi tài sản bị đóng băng với phương Tây

Theo Bloomberg
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.