Tỷ phú Jeff Bezos hứng ‘bão chỉ trích’ vì cắt giảm trợ cấp của 2.000 nhân viên

Chu La - 16/09/2019 15:04 (GMT+7)

(VNF) - Quyết định cắt giảm trợ cấp y tế của gần 2.000 nhân viên đã khiến tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos hứng hàng loạt chỉ trích bởi trước đó ông vừa cam kết đầu tư vào nguồn nhân lực.

VNF
Tỷ phú Jeff Bezos hứng ‘bão chỉ trích’ vì cắt giảm trợ cấp của 2.000 nhân viên (Ảnh minh họa).

Chuỗi siêu thị thực phẩm Whole Foods Market, thuộc sở hữu của tỷ phú Jeff Bezos, mới đây đã tuyên bố cắt giảm trợ cấp y tế của 1.900/95.000 nhân viên của hãng này, bao gồm những nhân viên bán thời gian hoặc những người làm dưới 20 giờ mỗi tuần cho công ty.

Theo đại diện Whole Foods Market, "đây là chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo ra một mô hình công bằng và hiệu quả hơn", đồng thời đưa ra cam kết "vẫn sẽ hỗ trợ để các nhân viên có thể mua các gói bảo hiểm y tế thay thế phù hợp, hoặc họ có thể trở thành nhân viên toàn thời gian của hãng để đạt được trợ cấp y tế cho nhân viên nếu đạt từ 30 giờ/tuần". Ngoài ra, tất cả nhân viên vẫn được chiết khấu 20% khi mua hàng của siêu thị.

Tuy nhiên, lời giải thích trên của Whole Foods không nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn nhân viên của hãng. Họ cho rằng việc cắt giảm lợi ích nhân viên bán thời gian khiến hàng nghìn người không còn nhận được bảo hiểm sức khỏe xứng đáng.

Họ lên án Jeff Bezos là "đạo đức giả" bởi chỉ trước đó một tháng ông từng cam kết đầu tư vào nguồn nhân lực.

The Verge cho hay đây là động thái bất ngờ sau khi Bezos ký cam kết đầu tư vào con người khoảng 1 tháng trước. Amazon cùng với một số hãng công nghệ và nhóm công ty trong Fortune 500 nhấn mạnh sứ mệnh của hãng không chỉ phục vụ lợi ích cổ đông, mà còn vì cộng đồng và nhân viên trong công ty.

Trước đó, rhương vụ của tập đoàn Amazon nhằm mua lại chuỗi siêu thị nông sản hữu cơ Whole Foods với giá 13,7 triệu USD hồi tháng 6/2017 được coi là một “cơn địa chấn” đối với ngành thực phẩm thế giới.

Thương vụ diễn ra giữa bối cảnh nhu cầu thương mại điện tử tăng cao trong thời gian qua đang khiến nhiều “đại gia” bán lẻ điêu đứng.

Bên cạnh tạo điều kiện để một chuỗi siêu thị thực phẩm phi điện tử lần đầu lấn sân sang thị trường thương mại điện tử toàn cầu, việc mua lại Whole Foods còn giúp Amazon thâu tóm trên 450 cửa hàng của Whole Foods tại Mỹ, Canada và Anh quốc.

Thỏa thuận trị giá 13,7 triệu USD được cho là sẽ thúc đẩy những nỗ lực hiện nay của các cửa hàng thực phẩm nhằm đưa hình thức mua bán qua ứng dụng điện thoại di động gần gũi hơn tới người dùng, tăng cường việc thương hiệu hóa các sản phẩm, mua bán đặc sản và xóa bỏ những khó khăn trong quá trình giao hàng.

Đi kèm với đó, mức giá cạnh tranh của Amazon cũng tạo áp lực khiến các chuỗi siêu thị buộc phải cắt giảm chi phí để tiếp tục, hay thậm chí là “châm ngòi” cho những thương vụ mua bán và sáp nhập khác của các “đại gia” trong ngành thực phẩm.

Thỏa thuận này củng cố thêm đà phát triển thần kỳ của Amazon, từ một nhà bán lẻ sách trực tuyến vào những năm 1990, đã vươn lên thành một tập đoàn bán lẻ đa dạng với những ưu thế vượt trội trong các chuỗi cung ứng và hậu cần.

Xem thêm >> Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp nhà nước tăng cường thâu tóm công ty Hong Kong

Cùng chuyên mục
Tin khác