Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tổ chức ngày 23/12, CEO Be Group bày tỏ rất vui mừng khi Chính phủ đã có những chủ trương sáng suốt về mô hình kinh tế nền tảng.
Theo bà Phương, về sản xuất hàng hóa tiêu dùng, chúng ta có thể mua máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài để tiết kiệm thời gian nghiên cứu, chế tạo. Thế nhưng về công nghệ số, để làm chủ thực sự thì chỉ có một cách duy nhất là tự xây dựng mọi thứ.
CEO Be Group cũng cho biết dù mới chỉ thành lập vào năm 2018, đến tháng 6/2019, Be đã nắm giữ vị trí thứ 2 về thị phần gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Đến nay, ứng dụng gọi xe này đã có hơn 10 triệu lượt tải, hiện diện tại 10 tỉnh/thành phố và tạo ra công ăn việc làm cho hơn 100.000 tài xế.
Trong thời gian, lãnh đạo Be Group cho biết ứng dụng này sẽ phát triển thành một hệ sinh thái mở với nhiều tính ứng dụng trong các lĩnh vực như logistic, vận chuyển, giao thông công cộng, tài chính và du lịch.
Đáng chú ý, bà Nguyễn Hoàng Phương cũng tiết lộ về việc đang hợp tác với các tổ chức tài chính, công nghệ để tạo ra một ngân hàng số.
Theo đại diện của Be, đây đang là ứng dụng gọi xe cho phép thanh toán theo nhiều phương thức nhất thị trường, nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Doanh nghiệp này sẽ tiến tới cung cấp giải pháp ngân hàng số cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Đánh giá về các khó khăn của mô hình kinh doanh nền tảng hiện nay, lãnh đạo Be Group cho rằng việc thử nghiệm sandbox trong thời gian quá lâu có thể gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vấn đề thất thu thuế, bảo mật dữ liệu người dùng và việc độc quyền thị trường bằng cách thâu tóm đối thủ.
Mặt khác, các mô hình kinh doanh nền tảng đang tạo ra nhiều lúng túng cho các bên liên quan. Do đó, đại diện Be Group cho rằng Việt Nam cần có một hệ sinh thái mở cho riêng mình. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu Chính phủ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp công nghệ nội.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.