'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng nay (16/10), phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến các báo cáo về ngân sách nhà nước, kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Trình bày cáo cáo thẩm tra về sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia (2016 - 2020), Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập ngân sách hàng năm có sự gắn kết chặt chẽ cùng hướng tới mục tiêu chung; kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) được siết chặt; hạn chế việc tùy tiện điều chỉnh dự toán, từng bước gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng từng bước được chú trọng và tăng cường hơn.
Bên cạnh đó, bước đầu tạo tính chủ động cho các bộ, ngành trong việc dự báo khả năng thu ngân sách và nhu cầu chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ của bộ, ngành được giao.
Cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa trong quản lý thu, chi NSNN; công tác kế toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; quản lý tài sản công cũng được đẩy mạnh, có hiệu quả; công khai, minh bạch ngân sách có chuyển biến tích cực.
Theo báo cáo của cơ quan thẩm tra, tổng thu NSNN 3 năm 2016-2018 ước đạt 54,68% kế hoạch 5 năm (6.864 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, phần tăng thu chủ yếu là ngân sách địa phương, số thu từ sản xuất kinh doanh 2 năm liên tiếp không đạt dự toán (2017 và 2018) đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách Trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi NSNN.
Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng cần phân tích, đánh giá nguyên nhân số thu nội địa tăng chậm, hụt dự toán trong những năm gần đây để có các giải pháp khắc phục hợp lý và xây dựng dự toán thu NSNN các năm sau khả thi hơn.
Ủy ban Tài chính ngân sách nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2011-2015, song việc điều chỉnh chính sách thu, công cụ điều tiết các khoản thu chậm đổi mới nên kết quả thu NSNN chưa được như mong muốn; mặt khác, còn thể hiện công tác xây dựng và giao dự toán chưa chú trọng thực sự đến công tác phân tích, đánh giá và nhận định các yếu tố tác động. Do đó, đề nghị Chính phủ cần quan tâm, khắc phục những hạn chế đã và đang tồn tại trong nhiều năm; nâng cao chất lượng phân tích và dự báo nguồn thu, để xây dựng dự toán thu chắc chắn, bảo đảm cân đối chung trong Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia.
Cơ quan thẩm tra cũng nhận định trong 3 năm, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt mục tiêu 25-26%, tỷ trọng chi thường xuyên năm sau giảm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, theo Uỷ ban Tài chính ngân sách, trong bối cảnh nguồn lực NSNN còn hạn hẹp, phải đi vay để cân đối, việc xây dựng, phân bổ và giao dự toán một số năm gần đây, đặc biệt năm 2017 chưa sát với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến cuối năm dư kinh phí hoặc chưa phân bổ. Việc trình phương án sử dụng số tiết kiệm chi chậm so với thời gian quy định; vướng mắc trong thực hiện một số khoản chi thường xuyên có tính chất xây dựng cơ bản, không giải ngân được và cũng không thể chuyển nguồn theo Luật Ngân sách nhà nước 2015, làm lãng phí nguồn lực.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn còn lúng túng, dẫn đến việc phân bổ, giao dự toán chậm, giao nhiều đợt, tiến độ giải ngân năm 2017, 2018 rất chậm.
Cơ cấu chi NSNN có chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi NSNN, nhưng cơ quan thẩm tra cho rằng sự chuyển dịch chưa thật mạnh mẽ, nhiệm vụ chi lương và bảo đảm các chính sách an sinh - xã hội ngày càng nhiều, xã hội hóa đầu tư gắn với việc thực hiện cơ chế tự chủ trong lĩnh vực sự nghiệp công lập chậm triển khai, làm tỷ lệ chi thường xuyên chưa giảm mạnh, đòi hỏi phải có những tính toán căn cơ, tiết kiệm chi thường xuyên triệt để, bảo đảm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại chi NSNN.
Về việc điều chỉnh mức lương cơ sở, Uỷ ban Tài chính ngân sách đánh giá vài năm gần đây, việc điều chỉnh tăng lương chưa có lộ trình cụ thể đã tạo áp lực lớn cho cân đối NSNN, việc tăng lương chưa đi đôi với tinh giản biên chế và giảm chi đối với khu vực sự nghiệp công lập. Vì thế, Chính phủ cần tính toán kỹ về vấn đề này, việc điều chỉnh tiền lương cần đặt trong một tổng thể cân đối NSNN bền vững và chắc chắn.
Liên quan đến bội chi ngân sách và nợ công, Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng để giữ được mức bội chi bình quân cả giai đoạn không quá 3,9%GDP và phấn đấu giảm mạnh để đến năm 2020 bội chi NSNN không quá 3,5% GDP là một thách thức cho cân đối ngân sách trong bối cảnh thu từ các khu vực quan trọng không đạt dự toán, nguồn thu chưa bền vững, một số nguy cơ rủi ro tài khóa có thể xảy ra trong quản lý vay và trả nợ công.
Đề cập đến nguyên nhân của những khó khăn, thách thức trên, Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng do một số thể chế về quản lý kinh tế - tài chính có tính cấp thiết chậm xây dựng mới, hoặc đã có nhưng không còn phù hợp chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Về thu, chi NSNN, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự đổi mới tư duy, vẫn còn duy trì nếp cũ, cách làm truyền thống mà chưa thực sự chú trọng tới việc xem xét, tính toán kỹ các yếu tố tác động làm tăng, giảm số thu, chi NSNN trong kỳ kế hoạch.
Đặc biệt, do kỷ luật, kỷ cương về quản lý kinh tế - tài chính một số nơi còn buông lỏng, việc áp dụng và thực thi pháp luật còn nhiều bấp cập; trong quản lý thu NSNN, thất thu ngân sách còn lớn và chưa có xu hướng giảm
Cơ quan thẩm tra đề nghị cần kiên quyết, quyết liệt thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương về quản lý thu, chi NSNN, nhất là ở cơ sở đối với khoản thu NSNN từ thuế, phí, tiền sử dụng đất và từ quản lý tài sản công. Đặc biệt, phải có chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ theo quy trình lập, chấp hành, quyết toán NSNN.
Đồng thời, báo cáo và đánh giá bổ sung về dự kiến tác động của việc thay đổi chính sách thuế hiện nay trong quan hệ thương mại quốc tế của một số quốc gia lớn đối với kinh tế - tài chính Việt Nam; của tiến trình cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước đến số thu NSNN.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ rà soát nguồn thu từ đất để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN của một số bộ, ngành giai đoạn 2016-2020 để điều chỉnh tổng thể Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.