'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Sau phiên giảm mạnh vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai (28/2) và chạm vùng hỗ trợ 960 điểm, chỉ số VN-Index đã có 2 tuần hồi phục với thanh khoản cao trước khi quay đầu điều chỉnh với thanh khoản nhỏ giọt trong nửa cuối tháng 3.
Thiếu vắng lực đỡ từ khối ngoại, nhóm vốn hóa lớn chịu áp lực điều chỉnh mạnh nhất. Trong rổ VN30, có tới 16 mã giảm điểm trong tháng 3, so với chỉ 6 mã trong tháng 2. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ là điểm sáng của thị trường trong tháng qua khi VNSML-Index tăng tới 5,4%, so với mức giảm lần lượt 0,5% và 1,2% của VN30-Index và VNMid-Index.
"Đứng trước áp lực bán mạnh tại các cổ phiếu vốn hóa lớn, có vẻ như nhà đầu tư cá nhân đang tạm lánh sang các cổ phiếu penny để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn", Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nêu quan điểm trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 4/2019 vừa công bố mới đây.
Tháng 3, khối ngoại mua ròng 1.400 tỷ đồng, tập trung vào chứng chỉ quỹ VFMVN30 (821 tỷ), CTG (476 tỷ) và VCB (453 tỷ). Chiều ngược lại, cổ phiếu VNM (-732 tỷ) và VJC (-491 tỷ) nằm trong top bị bán ròng mạnh nhất.
Tính riêng khớp lệnh trên sàn HoSE, sau tháng 2 mua ròng kỷ lục 1.300 tỷ đồng (cao nhất trong 1 năm qua), khối ngoại chỉ mua ròng 165 tỷ đồng trong tháng 3.
Mặc dù giao dịch trên sàn chững lại, tiền ngoại vào các quỹ ETF vẫn rất dồi dào. Ngoài 821 tỷ giá trị chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF được khối ngoại mua ròng trên sàn, còn có 1.200 tỷ vốn ngoại được bơm ròng thông qua 3 quỹ FTSE ETF, VNM ETF và KIM ETF.
Như vậy, đã có khoảng 2.000 tỷ đồng vốn ngoại chảy vào vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua bốn quỹ ETF này trong tháng 3.
Trong những tuần đầu tiên của tháng 4, VDSC dự kiến sẽ không có thông tin trọng yếu nào được công bố, thị trường khả năng sẽ lặp lại xu hướng biến động của tháng 3.
Theo VDSC, trong những tuần còn lại của tháng, nhà đầu tư sẽ phản ứng về tin tức từ các cuộc họp ĐHCĐ cũng như kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, nhìn chung, công ty chứng khoán này tin rằng dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ trở nên thận trọng hơn trước những vấn đề không chỉ của thế giới mà còn bởi các yếu tố trong nước.
Các vấn đề này bao gồm khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt cung tiền, cũng như là rủi ro về lạm phát đang gia tăng trong quý II/2019.
VDSC cho rằng các yếu tố này có thể khiến lãi suất trở lại xu hướng tăng, vốn không phải là tin tốt đối với các cổ phiếu có hệ số rủi ro beta cao.
"Chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ chỉ dao động trong khoảng 940 - 995 điểm", công ty chứng khoán này cho nhấn mạnh.
Trong bối cảnh như trên, VDSC nhìn nhận chiến lược “mua thấp bán cao” ít có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Thay vào đó, các nhà đầu tư có thể để dành sức mua để tích lũy cổ phiếu ở mức giá tốt khi thị trường điều chỉnh cho mục tiêu nắm giữ dài hạn.
Trong đó, VDSC tin rằng cổ phiếu của các ngành có triển vọng kinh doanh tốt năm 2019 như thủy sản (VHC) hay dệt may có thể là những cơ hội đáng xem xét. Tuy vậy, giá của hầu hết cổ phiếu dệt may đã tăng mạnh trong quý I/2019, và nếu xu hướng tiếp diễn trong tháng 4, công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận.
Theo VDSC, nhóm cổ phiếu dầu khí có thể có cơ hội khi giá dầu tăng. Tuy nhiên, việc tăng giá trong thời điểm này không đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp sẽ tốt trong thời gian tới.
"Chúng tôi cho rằng trong nửa đầu năm 2019, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp này sẽ bị phân hóa và việc nắm giữ các cổ phiếu có kết quả tốt như PVS, PVD sẽ “an toàn” hơn trong ngắn hạn so với nhóm còn lại", VDSC cho hay.
Đối với các nhà đầu tư không thích rủi ro, VDSC đánh giá các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao sẽ là một lựa chọn thích hợp, đặc biệt trong thị trường biến động cao.
Câu chuyện thăng hạng vẫn còn bỏ ngỏ Trong đợt review bán niên vào cuối tháng 3 của FTSE vừa qua, Việt Nam vẫn ở trong danh sách theo dõi nâng hạng từ Cận biên (Frontier) lên Mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging) cùng với 2 quốc gia khác là Achentina và Rumani. Cụ thể, Việt Nam bị FTSE hạ bậc 3 tiêu chí, trong đó có 1 tiêu chí bắt buộc đối với thị trường Mới nổi thứ cấp. VDSC nhìn nhận đây là kết quả có phần gây thất vọng khi Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ 9 tiêu chí thăng hạng trong kỳ review tháng 9 năm ngoái. Nhìn lại các thị trường mới được thăng hạng như Kuwait, China A Shares và Saudi Arabia, các thị trường này đều được FTSE thêm vào danh sách theo dõi từ khi chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí thăng hạng. Các thị trường này đều đã trải qua quá trình theo dõi trong nhiều năm và được thăng hạng ngay khi hoàn thành 9 tiêu chí của FTSE. Việt Nam mới trải qua 6 tháng trong danh sách theo dõi. Theo VDSC, cơ hội thăng hạng vẫn rộng mở, trước mắt là kỳ review tháng 9 tới đây. Nâng hạng thị trường là một trong những mục tiêu hàng đầu của ủy ban chứng khoán trong năm nay. Do vậy, các cơ quan quản lý có động lực để khắc phục tiêu chí “Thanh toán - tỷ lệ các giao dịch thất bại thấp” và duy trì 8 tiêu chí trọng yếu còn lại. |
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.