'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 8/9, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với 2 bị can trong vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Theo đó, 2 đối tượng bị bắt là bà Mai Thị Hồng Hạnh (SN 1979) Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và thuộc cấp Nguyễn Thị Như Phương (SN 1992).
Theo tìm hiểu của VietNamNet, Xuyên Việt Oil - nơi bà Hạnh làm chủ - là một đại gia xăng dầu trong nhiều năm qua, không chỉ ở TP.HCM mà trên phạm vi cả nước. Đây là một đầu mối xuất khập khẩu lớn ở phía Nam, với doanh số bán ra cả tỷ lít xăng dầu mỗi năm, với số tiền bán hàng có năm lên tới con số chục nghìn tỷ đồng.
Đơn cử, như năm 2021, cơ quan thanh tra ghi nhận, doanh nghiệp đã xuất hoá đơn bán hàng với số lượng hơn 1,7 tỷ lít xăng dầu; tổng số tiền trên 22.354 tỷ đồng.
Con số này lớn hơn rất nhiều nếu so với những đầu mối có tên tuổi khác. Ví dụ gấp hơn 10 lần so với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vào dạng lớn nhất miền Trung là Công ty Hoà Khánh.
Tương tự, trong năm 2021, một đầu mối lớn khác tại TP.HCM là Công ty CP Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải STS (quận 1, TP.HCM) chỉ có doanh số bán hàng chưa tới 3.000 tỷ đồng với 190 triệu lít xăng dầu các loại bán ra.
Để dễ hình dung hơn, những con số trong cả năm của hai đầu mối lớn được so sánh ở trên chỉ tương đương số lượng mà Xuyên Việt Oil xuất bán trong hơn 40 ngày đầu của năm 2022 (169 triệu lít xăng dầu với doanh số hơn 2.650 tỷ đồng).
Từng gian lận đại lý, bị đình chỉ giấy phép
Xuyên Việt Oil có trụ sở chính tại 465-467 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Q.3 TP.HCM. Là 1 trong gần 40 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lớn trên cả nước.
Đây là đối tác thường xuyên của hai nhà máy lọc dầu lớn nhất nhì Việt Nam là Nhà máy Nghi Sơn và Lọc dầu Dung Quất.
Xuyên Việt Oil có giấy đăng ký kinh doanh lần đầu vào năm 2005 và được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu vào tháng 8/2016.
Sau khi hết hiệu lực vào tháng 8/2021, doanh nghiệp đã tiếp tục làm hồ sơ xin cấp phép để tiếp tục làm đầu mối xăng dầu vào tháng 11/2021. Cũng từ đây, doanh nghiệp liên tiếp có những sai phạm với "lý lịch gian lận".
Cụ thể, để đủ điều kiện về hệ thống phân phối, có 37 đại lý bán lẻ của Công ty CP Đại Đồng Xuân được Công ty Xuyên Việt Oil kê khai thuộc hệ thống của mình thông qua cơ chế công ty mẹ - con. Theo đó, Xuyên Việt có góp vốn trên 50% vào Công ty Đại Đồng Xuân.
Thế nhưng, điều đáng nói là, cũng chính trong ngày Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, Công ty Xuyên Việt Oil và Công ty CP Đại Đồng Xuân đã ký kết văn bản huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và tại thời điểm huỷ bỏ, “hai bên chưa thực hiện bất cứ quyền và nghĩa vụ nào của hợp đồng đã ký kết”.
Điều “bất thường” này được làm cơ quan thanh tra của Bộ Công Thương kết luận là gian lận đại lý.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, hồ sơ Công ty Xuyên Việt Oil và Vụ Thị trường trong nước cung cấp không khớp. Năm 2021, công ty này không đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương.
Trong quá trình thanh tra, doanh nghiệp bị phạt hành chính tới 4 hành vi, trong đó có việc không đăng ký hệ thống phân phối; không đáp ứng điều kiện hệ thống phân phối; gian lận trong kê khai đại lý...
Cần phải nói thêm rằng, tại thời điểm thanh tra, Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp từng có 6 năm kinh nghiệm tham gia làm đầu mối. Điều này có nghĩa là, trước đó, doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng các điều kiện về hệ thống phân phối chứ “không phải tay mơ” trong giới xăng dầu.
Cho nên, việc thực hiện “tất toán hợp đồng với 37 đại lý” (trong khi điều kiện quy định cần có 40 đại lý) trong đúng ngày được cấp giấy phép (lần 2) đặt ra không ít nghi vấn về năng lực thẩm định của cơ quan kiểm tra, cấp giấy phép!
Đáng chú ý, kết luận cũng cho hay, trước cuộc thanh tra này, ông lớn "Xuyên Việt Oil không có cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, điều tra nội dung về kinh doanh xăng dầu”.
Kết luận với Xuyên Việt Oil, đoàn thanh tra của Bộ Công Thương kiến nghị giao Vụ Thị trường trong nước chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu và kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Trước khi bị thanh tra khoảng nửa năm, doanh nghiệp này đã từng bị Bộ Công Thương đình chỉ giấy phép làm đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu trong 1,5 tháng, tính từ ngày 28/7/2022.
Dù vậy, đến tháng 8 vừa qua, doanh nghiệp này chính thức bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép làm đầu mối xăng dầu.
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu Xuyên Việt Oil phải chuyển nộp ngay toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước và gửi bản sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Thu hồi giấy phép làm đầu mối xăng dầu của 'ông lớn' Xuyên Việt OilBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.