Vi phạm công bố thông tin, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế gọi vốn
Nhã An -
11/04/2019 07:56 (GMT+7)
Nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ được bổ sung các chế tài nghiêm khắc.
Vi phạm công bố thông tin, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế gọi vốn.
Tình trạng vi phạm còn nhiều, thậm chí “tái đi tái lại”
Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE), trong năm 2017 có 94 vụ vi phạm công bố thông tin, năm 2018 là 115 vụ, tăng 22%. Lỗi vi phạm chủ yếu là chậm nộp báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, chậm công bố các thông tin về thay đổi nhân sự, báo cáo phải kiểm toán. HoSE đã áp dụng biện pháp cảnh cáo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt đối với cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã xử lý nhiều vụ vi phạm về công bố thông tin trong năm 2018, trong đó đưa 86 cổ phiếu vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát (chứng khoán bị kiểm soát sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch cho đến khi doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin và/hoặc giải trình đầy đủ theo yêu cầu của Sở giao dịch).
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, trên HoSE có 12 cổ phiếu nằm trong diện bị cảnh báo (hiệu lực áp dụng từ tháng 2/2019), lý do chủ yếu liên quan đến kết quả kinh doanh thua lỗ, báo cáo có ý kiến ngoại trừ, vi phạm công bố thông tin (Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai - mã QCG và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển KSH - mã KSH).
Đồng thời, có khoảng 10 cổ phiếu bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt (cổ phiếu chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần), hiệu lực áp dụng từ năm 2019, nguyên nhân xuất phát từ kết quả kinh doanh thua lỗ, dẫn đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm. Trong đó, HoSE duy trì diện kiểm soát đặc biệt với cổ phiếu HVG của Công ty Cổ phần Hùng Vương do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.
Trong diện cảnh báo, không ít cổ phiếu chưa thoát khỏi tình trạng này do lặp lại lỗi vi phạm công bố thông tin sau khi đã bị cảnh báo hoặc đến nay chưa có sự cải thiện nào như KAC của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Khang An, PNC của Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, JVC của Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật…
Với các doanh nghiệp tái vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, một số nhà đầu tư không quan tâm tới quyết định xử phạt cũng như diễn biến giá cổ phiếu bởi họ đã loại cổ phiếu đó ra khỏi danh mục xem xét đầu tư từ trước. Theo các nhà đầu tư này, mức xử phạt chưa đủ tính răn đe, doanh nghiệp không “sợ” nên mới có tình trạng “tái đi tái lại” như thế.
Nhưng với những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu thì việc doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin khiến họ lo lắng, vì giá cổ phiếu bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là khi doanh nghiệp đồng thời xuất hiện thông tin tiêu cực về hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận “bốc hơi” sau kiểm toán
Hiện thị trường chứng khoán đang vào mùa công bố báo cáo tài chính năm 2018 có kiểm toán và hé lộ dần kết quả kinh doanh quý I/2019. Kết quả kinh doanh quý đầu năm và định hướng kế hoạch 2019 đang được giới đầu tư trông ngóng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại đang công bố báo cáo kiểm toán năm 2018 với con số doanh thu, lợi nhuận lệch hẳn so với báo cáo tự lập, giảm hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Chẳng hạn, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS) sau khi kiểm toán “bay” 815 tỷ đồng, còn 14.540 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận của một công ty sau kiểm toán “bay” 79,9 tỷ đồng, còn 92,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP. HCM (FDC) chuyển từ lãi 35 tỷ đồng sang lỗ 35,5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (IDI) “bốc hơi” 660 tỷ đồng doanh thu sau khi kiểm toán, do ghi nhận sai việc chuyển nhượng nhà máy vào doanh thu bán hàng…
Mới đây, HoSE đã có văn bản nhắc nhở Công ty Cổ phần Thương mại Hà Tây (HTT) về việc chậm công bố thông tin chuyển từ lãi sang lỗ năm 2018 sau kiểm toán báo cáo tài chính. Theo kết quả sau kiểm toán, doanh thu thuần của HTT chỉ giảm 0,9% so với trước kiểm toán, nhưng lợi nhuận sau thuế lại chuyển từ lãi 26 triệu đồng sang lỗ gần 24 tỷ đồng.
Chưa bàn về nguyên nhân chênh lệch, mà vấn đề muốn nêu lên ở đây là chỉ tiêu lợi nhuận giảm mạnh sau kiểm toán có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu trên thị trường, làm giảm trị khoản đầu tư của các cổ đông.
Một nhà đầu tư bức xúc nói: “Quý IV/2018, nhiều doanh nghiệp đưa ra con số ước tính kết quả kinh doanh khả quan, sau đó đưa ra báo cáo tài chính tự lập với con số tích cực, nhà đầu tư dựa trên cơ sở đó để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, một số cổ đông hiện hữu quyết định nắm giữ cổ phiếu vì thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp đang tốt. Nhưng sau kiểm toán, lợi nhuận bốc hơi, do hạch toán không đúng khoản mục, chưa đủ cơ sở ghi nhận… Giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư biết kêu ai bây giờ”.
Hầu hết doanh nghiệp đã phải giải trình vì sao lại có sự chênh lệch số liệu trong báo báo tài chính tự lập so với báo cáo sau khi được kiểm toán. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, giải thích chỉ để hiểu vì sao, chứ quyết định giao dịch đã được thực hiện, tổn thất đã xảy ra, không thể quay ngược trở lại.
Chế tài sẽ nghiêm khắc hơn
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết pháp luật sẽ có thêm một số quy định chặt chẽ hơn, chế tài cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cụ thể, đối với tổ chức là doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, tùy hành vi và mức độ vi phạm sẽ có hình phạt bổ sung là không được phát hành chứng khoán trong một khoảng thời gian.
Với các doanh nghiệp ngoài sàn, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng sau một năm phải niêm yết/đăng ký giao dịch, nhưng có những doanh nghiệp không thực hiện việc đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung, mà lại nộp hồ sơ xin phát hành tiếp. Trường hợp đó, bắt buộc doanh nghiệp phải lên sàn thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới cho phép phát hành.
Theo các nhà đầu tư, doanh nghiệp lên niêm yết chủ yếu là để huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Vì vậy, doanh nghiệp lập lờ thông tin, công bố thông tin không chuẩn, hoặc giấu giếm thông tin không tốt, là để trục lợi hoặc chờ đợi việc phát hành chứng khoán thành công. Do đó, cơ quan quản lý có thêm các quy định cụ thể, chặt chẽ thì sẽ hạn chế được tình trạng trên. Các doanh nghiệp muốn phát hành sẽ phải có ý thức cao hơn trong việc công bố thông tin ra công chúng đầu tư.
Đối với khối công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay mức phạt có thể là tạm dừng hoạt động, bên cạnh đó bổ sung hình phạt đối với lãnh đạo đơn vị và cá nhân hành nghề. Lãnh đạo đơn vị vi phạm nghiêm trọng sẽ có hình phạt như cấm tham gia hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát. Cá nhân hành nghề có thể sẽ bị treo hoặc tịch thu vĩnh viễn chứng chỉ hành nghề.
Về mức phạt tiền dành cho đối tượng có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hiện tại, mức phạt đối với tổ chức tối đa là 2 tỷ đồng, dự kiến Luật Chứng khoán mới sẽ nâng lên 3 tỷ đồng, mức phạt đối với cá nhân sẽ nâng từ 1 tỷ đồng lên 1,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, đối tượng công bố thông tin sẽ được mở rộng, nhất là các đối tượng có liên quan.
Với các doanh nghiệp sắp niêm yết, thông tin trong bản cáo bạch hiện nay chưa có sự kiểm soát độc lập từ bên thứ ba, mà chủ yếu là doanh nghiệp cung cấp thông tin và đơn vị tư vấn hỗ trợ lập bản cáo bạch. Điều này đồng nghĩa, chất lượng thông tin cũng như mức độ chính xác của thông tin phụ thuộc vào doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của đơn vị tư vấn.
Không ít trường hợp, bản cáo bạch là bức tranh màu hồng, nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy, thậm chí trái ngược, khiến giá cổ phiếu tăng cao rồi giảm sâu. Kết quả, nhiều nhà đầu tư chịu thiệt hại vì tin tưởng vào bức tranh màu hồng mà doanh nghiệp đưa ra. Dĩ nhiên, quyết định đầu tư là của mỗi cá nhân, nhưng các chủ thể đưa thông tin nhiễu loạn, trong đó có bản thân doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, hoặc các cá nhân gắn mác chuyên gia cần bị xử lý và quy trách nhiệm cụ thể.
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
(VNF) - Các chuyên gia đánh giá, nghề hoạch định tài chính cá nhân đã khẳng định vai trò cốt lõi trong việc giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, cần sớm chuẩn hóa khung năng lực nghề này theo tiêu chuẩn quốc tế
(VNF) - Theo ông Lee Dong Won (MASVN), khi hệ thống KRX vận hành, nếu các sản phẩm mới được triển khai đồng bộ, thanh khoản thị trường có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện tại.
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng nhưng số thuế thu được còn thấp. Do đó, cần tăng hiệu quả quản lý thuế, ngăn chặn trốn thuế trên nền tảng TMĐT và kinh doanh số
(VNF) - "Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn vì ngoài kia có rất nhiều ngành nghề gặp khó khăn", CEO Vietcap Tô Hải chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
(VNF) - ĐHĐCĐ của Vietcap (HoSE: VCI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng doanh thu 4.325 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận trước thuế 1.420 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
(VNF) - Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 của Vietnam Airlines đạt 7.958 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
(VNF) - Một số mặt hàng như ô tô 3 mã, gỗ, Ethanol, thực phẩm (đùi gà, hạt dẻ cười, hạnh nhân, cherry, nho khô...) sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
(VNF) - The Coffee House từng được định giá hơn 50 triệu USD, tương đương 1.171 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 4 năm, chuỗi trà - cà phê này đã được "sang tay" với giá chỉ bằng 1/4.
(VNF) -Sau kiểm toán, HAPACO điều chỉnh lợi nhuận tăng 90 tỷ lên 101 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính cũng cho thấy HAPACO đang có nhiều khoản nợ xấu từ DN liên quan Chủ tịch Vũ Dương Hiền.
(VNF) - Mức cổ tức cao kỷ lục được NET đề xuất dựa trên kết quả kinh doanh 2024 tích cực, với lãi ròng tăng 16%, đạt mức kỷ lục gần 207 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch đề ra, dù doanh thu giảm 9% xuống 1.653 tỷ đồng.
(VNF) - Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HoSE: PET) dự kiến thiết lập cột mốc doanh thu mới cũng như thông qua mục tiêu lãi sau thuế năm 2025 đạt 244 tỷ đồng, chia cổ tức tối đa 10% và định hướng sau khi PVN thoái vốn.
(VNF) - Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 của Vietnam Airlines đạt mức kỷ lục với 7.958 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 2.775 tỷ đồng.
(VNF) - Cục Thuế cho biết, năm 2024 các cá nhân, hộ kinh doanh đã nộp thuế 25.953 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sẽ tiếp tục các giải pháp với mục tiêu không để sót hộ, cá nhân kinh doanh trong quản lý thuế
(VNF) - Chia buồn với các cổ đông nhỏ lẻ, Chủ tịch Hoá chất Đức Giang nhấn mạnh giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đồng thời khuyên nhà đầu tư không nên vội mua bán.
(VNF) - Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 155, các trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng phải có xếp hạng tín nhiệm (XHTN) đối với trái phiếu hoặc tổ chức phát hành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với bà Bá Thị Thu Huệ, Giám đốc Thương mại của FiinRatings.
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
(VNF) - Dự án Sun Urban City 35.000 tỷ đồng của Sun Group đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp vận hành công viên nước Sun World dịp 30/4 cũng như bàn giao những căn hộ đầu tiên vào tháng 6.