Vì sao kinh tế Nga 'đứng vững' trong 1 năm chiến sự?

Hà Vy - 24/02/2023 20:01 (GMT+7)

(VNF) - Trước các lệnh trừng phạt chưa có tiền lệ từ phương Tây, Điện Kremlin vẫn đảm bảo được huyết mạch của nền kinh tế nhờ mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc.

VNF
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Phản ứng trước xung đột giữa Nga và Ukraine, Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi các bên liên quan tìm giải pháp hòa bình để xử lý. Tuy nhiên, khác với các quốc gia phương Tây, Trung Quốc không áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga bởi tình hữu nghị của hai quốc gia.

Không chỉ vậy, trong suốt 1 năm xảy ra chiến sự Nga – Ukraine, Trung Quốc còn không ngừng tăng cường thương mại với Moscow, từng bước trở thành một đối tác toàn diện và quan trọng trong khi các đối tác phương Tây dần xa lánh Nga.

Trong chuyến thăm mới nhất tới Moscow, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định mối quan hệ Trung – Nga hiện tại rất vững chắc và các quốc gia khác không thể làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương.

Vậy Trung Quốc - cường quốc tài chính và công nghệ, đã và đang tác động đến nền kinh tế Nga như thế nào?

Trở thành khách hàng năng lượng lớn của Nga

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow bao gồm lệnh cấm vận, áp trần giá dầu thô, loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT và đóng băng tài sản của quốc gia này ở nước ngoài. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), những động thái trên đã khiến nền kinh tế Nga giảm 4,5% GDP vào năm 2022.

Tuy nhiên, theo chính phủ Nga, doanh thu tài chính của Moscow đã tăng lên. Điều này chủ yếu nhờ vào giá năng lượng tăng cao và những nỗ lực của Nga trong việc chuyển hướng xuất khẩu sang những quốc gia sẵn sàng mua dầu chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại giữa quốc gia này và Nga đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2022: tăng 30% lên 190 tỷ USD. Bên cạnh đó, thương mại năng lượng giữa hai quốc gia cũng đã tăng lên rõ rệt kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu.

Từ tháng 3 đến tháng 12/2022, Trung Quốc đã mua lượng dầu thô trị giá 50,6 tỷ USD từ Nga, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, nhập khẩu than cũng đã tăng 54% lên 10 tỷ USD. Các giao dịch mua khí đốt thiên nhiên bao gồm khí đốt đường ống và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cũng tăng vọt 155% lên 9,6 tỷ USD.

Thỏa thuận về năng lượng đã mang lại lợi ích lớn cho cả hai quốc gia. Đối với Nga, thương mại năng lượng với Trung Quốc giúp cho quốc gia này thoát khỏi cảnh “ế khách” sau khi bị phương Tây xa lánh. Đối với Trung Quốc, thỏa thuận đã đáp ứng nhu cầu sở hữu năng lượng giá rẻ để cung cấp cho chuỗi sản xuất khổng lồ của mình.

Hai quốc gia cũng đang có kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác hơn nữa, bao gồm thỏa thuận giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc nhằm cung cấp thêm khí đốt cho quốc gia tỷ dân trong 25 năm tới.

Bà Anna Kireeva, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow, cho biết: “Với việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023, chúng ta có thể mong đợi việc gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm cả xăng dầu và các sản phẩm tinh chế từ dầu khác”.

Trở thành nhà cung ứng chính

Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, từ tháng 5/2022, ngoài năng lượng, Nga đã chi hàng tỷ USD để mua máy móc, thiết bị điện tử, kim loại cơ bản, tàu và máy bay từ Trung Quốc.

Theo dữ liệu gần đây nhất từ công ty Autostat của Nga, sau khi các thương hiệu xe hơi của phương Tây rút khỏi thị trường liên bang, các thương hiệu Trung Quốc như Havel, Chery và Geely đã chứng kiến thị phần của họ tăng từ 10% lên 38% trong một năm. Theo dự báo của các nhà kinh tế, tỷ lệ đó có thể sẽ tăng thêm trong năm nay.

Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, tính tới cuối năm 2021, các thương hiệu Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị trường điện thoại thông minh ở Nga. Nhưng chỉ sau 1 năm, họ gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường với 95% thị phần.

Cung cấp giải pháp thay thế đồng USD

Sau khi một số ngân hàng Nga bị cắt khỏi SWIFT, Moscow tăng cường sử dụng đồng NDT của Trung Quốc. Điều này vừa tạo thuận lợi cho Nga gia tăng thương mại với quốc gia tỷ dân vừa làm giảm rủi ro bị trừng phạt.

Theo truyền thông Nga, vào tháng 11/2022, thị phần của đồng NDT trên thị trường ngoại tệ của Nga đã tăng lên 48% từ mức dưới 1% vào tháng 1/2022. Nga cũng đã nhanh chóng trở thành trung tâm giao dịch đồng NDT lớn thứ ba thế giới (sau Hong Kong và Vương quốc Anh) vào tháng 7 năm ngoái dù trước xung đột, quốc gia này thậm chí còn không nằm trong top 15.

Theo Reuters, Bộ Tài chính Nga cũng đã tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ NDT trong quỹ đầu tư quốc gia lên 60% sau khi nhiều tài sản của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt.

Bà Kireeva cho biết: “Trong số tất cả các loại ngoại tệ mà ngân hàng trung ương Nga dự trữ, chỉ có đồng NDT của Trung Quốc là không bị đóng băng và vẫn là một đồng tiền 'thân thiện'. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến xu hướng 'không USD' phổ biến hơn nữa trong ngoại thương giữa Nga và các quốc gia thân thiện hoặc trung lập với Moscow”.

Tuy nhiên, giải pháp thay thế đồng ruble bằng đồng NDT để ổn định thị trường tài chính không phải là giải pháp lâu dài cho Nga. Quốc gia này vẫn sẽ phải đối mặt với một sự thật rằng đồng ruble đã giảm giá trị hơn 40% so với đồng EUR và USD trong năm qua, và chỉ số chứng khoán của Nga đã giảm hơn 1/3.

Để cải thiện tình trạng này, Bộ Tài chính Nga đã tuyên bố vào tháng trước rằng sẽ can thiệp ngoại hối bằng cách bán NDT để mua đồng ruble. Tuy nhiên, việc này sẽ không dễ dàng.

Theo tờ Kommersant của Nga, UnionPay - hệ thống thanh toán quốc tế của Trung Quốc gần đây được cho là đã ngừng chấp nhận thẻ do các ngân hàng Nga phát hành vì lo ngại các lệnh trừng phạt từ quốc tế.

Trước động thái này, bà Kireeva cho biết: “Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đang dần cảnh giác với các biện pháp trừng phạt và thận trọng trong việc giao dịch với thị trường Nga nói chung”.

Xem thêm >> Lo ngại an ninh quốc gia, Trung Quốc kêu gọi không sử dụng nhân sự từ Big 4 kiểm toán

Theo CNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tái khởi động gói thầu thi công mặt dựng cho Trung tâm triển lãm quy hoạch TP. HCM

Tái khởi động gói thầu thi công mặt dựng cho Trung tâm triển lãm quy hoạch TP. HCM

(VNF) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. HCM mở thầu gói thầu sản xuất và lắp dựng vách kính, mặt dựng, khung đỡ, vách ngăn, lan can, trần và tấm trang trí kim loại cho Trung tâm triển lãm quy hoạch TP. HCM.

Hướng dẫn chi tiết xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền từ NHNN

Hướng dẫn chi tiết xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền từ NHNN

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố hướng dẫn cụ thể về xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, trong đó hướng dẫn xác thực sinh trắc học cho người chưa có căn cước công dân (CCCD) gắn chip, người dùng điện thoại không có chip NFC.

Lý do Nhà máy Heineken tại Quảng Nam dừng hoạt động

Lý do Nhà máy Heineken tại Quảng Nam dừng hoạt động

(VNF) - Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn.

Căng thẳng leo thang đỉnh điểm, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đầu tư vào thị trường Mỹ

Căng thẳng leo thang đỉnh điểm, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đầu tư vào thị trường Mỹ

(VNF) - Một cuộc khảo sát gần đây về các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ cho thấy phần lớn các công ty này vẫn lạc quan về thị trường trong dài hạn bất chấp mối lo ngại ngày càng tăng về quan hệ Mỹ-Trung nói riêng và môi trường kinh doanh rộng lớn hơn nói chung.

Bức tranh lợi nhuận quý II: Bán lẻ và thép là điểm sáng, ngân hàng giảm tốc?

Bức tranh lợi nhuận quý II: Bán lẻ và thép là điểm sáng, ngân hàng giảm tốc?

(VNF) - Trong bối cảnh mùa báo cáo tài chính quý II cận kề, MBS Research đã công bố dự báo kết quả kinh doanh (KQKD) của một số ngành và doanh nghiệp niêm yết.

Công nghệ: Cú hích cho bảo hiểm vi mô

Công nghệ: Cú hích cho bảo hiểm vi mô

(VNF) - Sự phát triển của bảo hiểm vi mô ở Việt Nam có thể góp phần thay đổi đáng kể cục diện của ngành bảo hiểm theo nhiều cách.

Hải Phòng: Thanh tra chỉ rõ loạt sai phạm về đất đai tại huyện An Lão

Hải Phòng: Thanh tra chỉ rõ loạt sai phạm về đất đai tại huyện An Lão

(VNF) - Trong khoảng thời gian từ 2017-2022, UBND huyện An Lão đã ‘biến’ hơn 6.763m2 đất nông nghiệp thành đất ở trái quy định.

Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center

Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center

(VNF) - Ngân hàng Woori Việt Nam đẩy mạnh phủ sóng thương hiệu bằng việc liên tiếp khai trương phòng giao dịch Lotte Center tại Lotte Center Hà Nội và chi nhánh Lotte Mall tại Lotte Mall Westlake Hà Nội.

Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái

Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái

(VNF) - Tại nhiều khu vực của Trung Quốc, các nhà kho và khu công nghiệp từng là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư quốc tế đang phải vật lộn với sự chậm lại đáng kinh ngạc trong hoạt động kinh doanh.

Vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy: Truy vết giao dịch 28.000 tỷ đồng

Vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy: Truy vết giao dịch 28.000 tỷ đồng

(VNF) - Liên quan đến vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, Công an TP. HCM đã khởi tố 318 vụ án với 961 bị can.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.