Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án cải tạo, nâng cấp QL10 đoạn từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ, tỉnh Thái Bình theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty cổ phần Tasco là nhà đầu tư đã được triển khai thực hiện từ năm 2008 với sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Giao thông vận tải. Dự án được đưa vào khai thác, sử dụng đã làm tiền đề phát triển kinh tế cho tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh khu vực Đồng bằng Nam Sông Hồng.
QL10 đoạn qua thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có lưu lượng xe lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ, đặc biệt vào giờ cao điểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong khi nguồn vốn ngân sách khó khăn, không thể bố trí đầu tư. Vì vậy, việc đầu tư tuyến tránh QL10 đoạn qua thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình theo hình thức BOT là cần thiết, cấp bách để đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trên tuyến.
Năm 2015, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định 4132/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt đầu tư bổ sung tuyến tránh thị trấn Đông Hưng vào Hợp đồng BOT dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL10 (Km92+900-Km98+400) đoạn từ cầu Tân Đệ đến cầu La Uyên để làm căn cứ cho nhà đầu tư triển khai các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật và ký Phụ lục hợp đồng bổ sung hạng mục tuyến tránh Đông Hưng vào tháng 10/2016.
Đến nay, hạng mục tuyến tránh Đông Hưng đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng. Việc bổ sung hạng mục tuyến tránh Đông Hưng vào Hợp đồng BOT Dự án, sử dụng trạm thu phí Tân Đệ để thu phí hoàn vốn theo đề xuất của UBND tỉnh Thái Bình; được UBND, HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thống nhất bằng văn bản; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư; Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư và Công ty cổ phần Tasco làm căn cứ để triển khai thực hiện là phù hợp với quy định của Pháp luật.
Thời gian thu phí trạm Tân Đệ theo Hợp đồng BOT ký năm 2008 dự kiến là 21,33 năm. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào chi phí đầu tư được quyết toán, lưu lượng xe thực tế, Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh theo quy định. Đến thời điểm tháng 7/2014, thời gian thu phí được tính toán là 12,25 năm.
Ngày 28/01/2015, trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Thái Bình, báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến góp ý của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung hạng mục tuyến tránh QL10 qua thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình vào Hợp đồng BOT Dự án, sử dụng trạm thu phí cầu Tân Đệ để thu phí hoàn vốn.
Tháng 10/2016, khi ký Phụ lục hợp đồng bổ sung hạng mục tuyến tránh Đông Hưng, thời gian thu phí tại trạm Tân Đệ dự kiến 11 năm 9 tháng (từ tháng 4/2009 đến tháng 01/2021). Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung hạng mục tuyến tránh Đông Hưng vào Dự án nên thời gian thu phí hoàn vốn tại trạm Tân Đệ là thời gian hoàn vốn cho toàn bộ Dự án.
Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi doanh thu và căn cứ chi phí vận hành khai thác được quyết toán để tính toán thời gian hoàn vốn. Như vậy, thông tin về trạm thu phí Tân Đệ đã hết thời hạn thu phí là không chính xác.
Tại Trạm thu phí, nhà đầu tư đã công khai các thông tin trên bảng điện tử theo đúng quy định, bao gồm: Tổng mức đầu tư, tổng thời gian thu, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu để người dân theo dõi, giám sát. Đồng thời, đã và đang tổ chức các buổi đối thoại giữa đại diện lái xe và chủ phương tiện với Doanh nghiệp dự án. Doanh nghiệp dự án đã bố trí phòng tiếp dân tại Văn phòng Tasco (Số 20, đường Điện Biên, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), tuy nhiên từ thời gian đó đến nay bộ phận tiếp dân không nhận được ý kiến nào.
Hạng mục tuyến tránh QL10 qua thị trấn Đông Hưng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên QL10 qua thị trấn Đông Hưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình; tạo ra tuyến đường tránh phục vụ cho các phương tiện đi lại trên QL10 bảo đảm an toàn hơn và tốc độ cao.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.