Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, trao đổi với báo Dân Việt mới đây, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính (VAFI) cho rằng dựa trên quan điểm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, mong muốn giữ uy tín cho Chính phủ và bảo đảm thực thi đúng Luật Doanh nghiệp, Bộ Công Thương nên chỉ đạo những người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco nhanh chóng gặp gỡ đại diện của ThaiBev, thỏa thuận việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để đưa người của ThaiBev vào HĐQT, tham gia điều hành hoạt động của Sabeco.
Ông Hải nói: "Nếu chậm trễ thực hiện, sẽ gây mất uy tín cho Chính phủ. Đồng thời, gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư đối với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam".
Cũng theo ông Hải, giai đoạn chuyển tiếp này lẽ ra phải tiến hành khẩn trương, để chủ mới có thể nhanh chóng tiếp quản, nếu không rất dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng.
"Giờ là lúc Bộ Công Thương phải có trách nhiệm với nhà đầu tư, bảo đảm uy tín cho Chính phủ trong quá trình cổ phần hóa. Nếu chúng ta thực hiện với một thái độ thiếu thiện chí, tiến trình cổ phần hóa chậm lại, giá trị cổ phần Sabeco cũng sẽ chịu ảnh hưởng", ông Hải nói.
Theo đại diện VAFI, về nguyên tắc, ThaiBev đã nắm trên 50% cổ phần nên số thành viên đại diện cổ phần của họ tại HĐQT có thể sẽ quá bán.
Ngoài ra, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ lần đầu được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51%. Việc ThaiBev nắm 53,59% cổ phần Sabeco là đủ điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ. Thậm chí, theo lý thuyết thì chỉ cần nắm 26% vốn điều lệ là cổ đông có quyền chi phối các vấn đề trọng yếu của đại hội cổ đông.
Trước đó, ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương xử lý kiến nghị của ThaiBev về việc công ty này tham gia Hội đồng quản trị và điều hành Sabeco.
Theo kiến nghị của ThaiBev, cuối năm 2017, công ty này đã mua thành công 53,59% vốn điều lệ của Sabeco thông qua Công ty TNHH Vietnam Beverage. Nhưng tới nay, ThaiBev chưa được trực tiếp tham gia Hội đồng quản trị và điều hành Sabeco, đồng thời bày tỏ quan ngại với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam về việc này.
Trước kiến nghị của ThaiBev, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Công Thương khẩn trương xem xét, xử lý các kiến nghị của ThaiBev theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Trả lời hãng tin Reuters, một lãnh đạo của Sabeco khẳng định rằng việc ThaiBev không thể tham gia vào HĐQT Sabeco là "không đúng sự thật".
"Tôi biết rằng ThaiBev muốn cử 3 người vào HĐQT và tôi nghĩ họ có thể tham gia", nguồn tin này nói với Reuters, đồng thời thông tin rằng quá trình cử người bị hoãn lại do "thủ tục phức tạp".
Nguồn tin cho biết Sabeco đang làm việc về vấn đề này và sẽ thảo luận về việc chấp nhận các ứng cử viên của ThaiBev tại cuộc họp cổ đông vào tháng tới.
"Đây là bài học cho Chính phủ", ông Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế độc lập, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương bình luận.
"Không nên bán cổ phần chi phối cho một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất nếu muốn giữ quyền kiểm soát ở đó. Về mặt kỹ thuật, Sabeco hiện là một công ty Thái Lan và chúng ta phải chấp nhận sự thật đó", ông Doanh nêu quan điểm.
Ở Việt Nam, cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần của một công ty có thể chỉ định người đại diện vào HĐQT nhưng phải được ít nhất 65% tổng số cổ phần biểu quyết thông qua. Trong trường hợp của Sabeco, Bộ Công Thương vẫn giữ 36%, điều đó có nghĩa là ThaiBev cần có sự chấp thuận của cơ quan này.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, theo đại diện Bộ Công Thương, 3 ứng viên ThaiBev đề cử vào HĐQT Sabeco chỉ có 1 người được đại diện cho ThaiBev, còn lại 2 người phải là ứng viên HĐQT độc lập. Bộ đang "kiểm tra tư cách" của 2 ứng viên này.
Vị đại diện cũng khẳng định rằng Bộ không kéo dài mà đang tạo điều kiện cho đại diện của ThaiBev vào sớm, chứ theo luật doanh nghiệp thì phải 6 tháng ThaiBev mới được quyền tham gia vào HĐQT, tức là phải chờ đến đại hội đồng cổ đông thường niên (khoảng tháng 6/2018).
"Tuy nhiên, trong trường hợp này, do họ mua số cổ phần chi phối rất lớn và để đảm bảo sự ổn định, thống nhất liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh xáo trộn về tổ chức nên trên cơ sở đề nghị của phía đối tác thì Bộ cũng đã chủ động yêu cầu bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco tiến hành Đại hội Cổ đông bất thường sớm vào ngày 23/4 tới", đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Tháng 4 tới đây, Sabeco sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Theo nhiều nguồn tin, trong đợt đại hội này, ThaiBev sẽ cử 3 nhân sự vào HĐQT Sabeco, nâng tổng số thành viên HĐQT tại tổng công ty này lên 7 người.
3 nhân sự này bao gồm: ông Koh Poh Tiong – Giám đốc không điều hành, cố vấn HĐQT Công ty Fraser and Neave (F&N); ông Michael Chye Hin Fah – đại diện theo pháp luật của Vietnam Beverage và bà Trần Kim Nga - Tổng giám đốc Vietnam Beverage.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.